Dịch cúm A lan nhanh, nhiều trẻ diễn biến nặng

Trong hai tuần trở lại đây các cơ sở y tế tiếp nhận nhiều bệnh nhi mắc cúm A. Đây là một loại cúm mùa có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách.

Bệnh nhi được chẩn đoán mắc cúm A

Chỉ sau một đêm sốt cao, bệnh nhi này buộc phải chuyển tuyến lên bệnh viện Nhi Trung ương để điều trị và buộc phải thở oxy. Sau khi làm các xét nghiệm, bệnh nhi được chẩn đoán mắc cúm A biến chứng nặng trên nền bệnh viêm da cơ địa, nhiễm trùng huyết.

Chị Nguyễn Thị Mơ – Tỉnh Hà Tĩnh cho biết: "Bé nhà tôi bị sốt, nhiễm trùng huyết lây chéo rồi bị cúm A luôn”.

Bệnh nhi này cũng phải thở oxy do biến chứng viêm phổi từ cúm A.

Bệnh nhi cúm A

Anh Vũ Văn Sơn - TP. Hải Phòng cho biết: “Đầu tiên ở nhà không biết cháu bị cúm A mà chỉ nghĩ viêm phổi viêm phế quản, lên đây mới biết là cúm A và được nhập viện luôn”.

Chỉ trong hai tuần qua, mỗi ngày bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận từ 50 - 70 bệnh nhi phải nhập viện do cúm A. Tất cả đều khởi phát từ các triệu chứng thông thường như sốt, ho, khó thở... một số trẻ không có triệu chứng rõ ràng nhưng khi test nhanh đều mắc cúm A.

TS Đỗ Thiện Hải – Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: "Các trường hợp đó nếu em bé không có bệnh nền hoặc các triệu chứng bội nhiễm kèm theo thì sau 3-5 ngày sẽ khỏi hoàn toàn, một số ít có nguy cơ viêm phổi suy hô hấp".

Trong thời tiết hiện nay không khí thay đổi thất thường là điều kiện thích hợp cho các mầm bệnh trong đó có cúm A phát triển mạnh. Trẻ em là đối tượng nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, vì vậy các bác sĩ cũng khuyến cáo các cha mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để phòng ngừa cúm A và các bệnh dịch truyền nhiễm.

Bác sĩ cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh và giáo viên cần phát hiện sớm bệnh cúm A ở trẻ để cách li, phòng tránh lây lan trong môi trường học đường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thời tiết nắng nóng khiến nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao. Vụ việc trên 500 người phải nhập viện vì nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mỳ thịt tại tỉnh Đồng Nai, cũng như 10 người ngộ độc thực phẩm tiết canh dê tại tỉnh Thái Bình vừa được cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai là hồi chuông cảnh báo về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương.

Đối tượng chính sách xã hội đã được hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT), người thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia BHYT được hỗ trợ 70%; người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình được hỗ trợ tối thiểu 30%.

Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi. Nhưng có thể tiến hành các biện pháp phòng bệnh, để hạn chế tỷ lệ trẻ sinh ra mắc bệnh và mang gen bệnh, từ đó giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống, giống nòi.

AstraZeneca cho biết, họ đã bắt đầu thu hồi vaccine ngừa COVID-19 trên toàn thế giới, do thị trường hiện có nhiều lại vaccine COVID-19 cập nhật dựa theo các biến thể mới, dẫn đến dư thừa và nhu cầu về vaccine của AstraZeneca đã giảm.

Theo Viện Vệ sinh Dịch tế Trung ương, tại Việt Nam, vắc xin Covid-19 do hãng AstraZeneca sản xuất đã được sử dụng hết từ tháng 7/2023.

Liên quan vụ ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai, Sở Y tế Đồng Nai xác nhận kết quả xét nghiệm cho thấy đa số các mẫu thực phẩm ở cửa hàng bánh mỳ này có vi khuẩn Salmonella.