Diệc hay Nhện, đâu sẽ là bộ phim Hoạt hình xuất sắc?

Thiếu niên và chim diệc cùng Người Nhện: Du hành vũ trụ nhện là hai bộ phim hoạt hình sáng giá cho giải thưởng “Phim hoạt hình xuất sắc”.

Ngay từ trước khi kết thúc năm 2023, cộng đồng hoạt hình nói riêng cũng như điện ảnh nói chung đều cho rằng đây hai bộ phim hoạt hình hay nhất của năm. Và mới đây, không ngoài dự đoán, Viện Hàn Lâm đã công bố đề cử cho “Phim Hoạt Hình hình xuất sắc”

"Spider-Man: Across the Spider-Verse" (Người nhện: Du hành vũ trụ nhện)

Là phần tiếp theo của phiên bản phim hoạt hình "Người nhện: Vũ trụ mới" từng giành giải Oscar năm 2019 cho phim hoạt hình hay nhất. Tiếp nối những thành công của người tiền nhiệm, tác phẩm về siêu anh hùng Marvel đã trở thành phim có doanh thu mở màn cao nhất năm 2023, vượt qua cả Super Mario Bros.

“Du hành vũ trụ nhện” lấy bối cảnh sau trận chiến giữa người nhện Miles Morales và ác nhân KingPin ở phần phim trước. Miles phá hủy thành công máy gia tốc của tên siêu tội phạm, quay trở về cuộc sống một học sinh trung học và che giấu thân phận siêu anh hùng của mình.

Với khao khát thoát khỏi sự bao bọc từ gia đình, Miles quyết định cùng cô bạn Gwen Stacy lần lượt khám phá 6 vũ trụ song song trên cỗ máy du hành. Trong chuyến đi này, cả hai vô tình đụng độ các phiên bản Spider-Man khác nhau. Những câu chuyện phức tạp cũng nảy sinh từ đây

Người nhện từ khắp các vũ trụ gặp mặt - Ảnh: Sưu tầm

Được biên đạo bởi hai ông lớn trong ngành điện ảnh là Marvel Entertainment và Sony Pictures, “Du hành vũ trụ nhện” đã chiêu đãi người xem một bữa tiệc của kỹ xảo và loạt hình ảnh hoạt hình. Tiết lộ với truyền thông, nhà sản xuất cho biết đã tiêu tốn khoảng 100 triệu USD cho việc xử lý hậu kỳ nhằm vượt qua cái bóng của phần phim trước.

Thiếu niên và chim diệc (The Boy and the Heron)

Đối thủ còn lại cũng có tiểu sử không hề kém cạnh, khi được sản suất và nhào nặn bởi hãng phim hoạt hình nổi tiếng Ghibi Studio. Theo truyền thông Nhật Bản, đây sẽ là phim điện ảnh cuối cùng của Hayao Miyazaki trước khi giải nghệ. Tựa tiếng Nhật, Kimi-tachi wa Dō Ikiru ka (Các bạn có khỏe không?) lấy cảm hứng từ tiểu thuyết cùng tên mà vị đạo diễn rất yêu thích. Đây cũng có thể xem là tâm thư, được nhà làm phim 82 tuổi nắn nót từng ý nguyện muốn gửi gắm khán giả.

Phim lấy mốc thời gian năm 1943, khi nước Nhật còn trong tình trạng lầm than vì đại chiến Thái Bình Dương. Mất đi người mẹ trong một vụ hỏa họa ở bệnh viện Tokyo, cậu bé 12 tuổi Mahito Maki theo cha trở về vùng ngoại ô, sinh sống cùng người dì Natsuko và những bà cụ giúp việc lẩm cẩm.

Tại đây, Mahito bắt gặp hình ảnh kỳ lạ: một con diệc xanh luôn tìm cách tiếp cận cậu. Ngày nọ, chim diệc bí ẩn bỗng cất tiếng, nói rằng Mahito có thể gặp lại mẹ nếu chịu bước chân vào một tòa tháp cổ bên trong khu rừng. Chuyến phiêu lưu kỳ lạ vượt không gian, thời gian của cậu bé bắt đầu.

Poster bộ phim "Cậu bé và chim Diệc" - Ảnh: Sưu tầm

Giữa một thời đại mà ngành đồ họa đứng trước nguy cơ "AI - hóa", Hayao Miyazaki cùng "The Boy and the Heron" chứng minh nghệ sĩ chân chính sẽ không bao giờ bị thay thế. Có lẽ không phải Hayao Miyazaki cùng đội ngũ họa sĩ ở xưởng Ghibli, hiếm ai có thể dùng nét vẽ để tạo ra “độ chậm” cần thiết, dồn nén cảm xúc của người xem đến hết cỡ qua những cảnh sinh hoạt đời thường, rồi khiến chúng vỡ òa ra bởi loạt hình ảnh siêu thực đầy ma thuật - ví như ai đó nói ngửi được mùi nắng, cảm nhận được gió mát trong phim của Ghibli thì đó cũng không phải quá phóng đại.

Thứ chỉ có thể nhìn thấy bằng "linh hồn", là tinh thần mà Hayao Miyazaki mang lại. Ông khéo léo cài cắm những cử chỉ, nét vẽ, hay trang phục quen thuộc; để người hâm mộ nhìn vào là sẽ thấy ngay tuổi thơ ùa về. Các nhân vật hay đồ vật trong tác phẩm trước như Vùng đất linh hồn, Người hàng xóm Totoro, Mộ đom đóm, Dịch vụ giao hàng Kiki... lần lượt trở lại trong hình hài và thân phận mới. Nhưng người ta quên đường về nhà, chứ dễ gì quên được cố nhân! Từng “cố nhân” cứ thế xuất hiện, mang cả những người lớn cứng cỏi nhất qua từng cảm xúc vui, buồn, mãn nguyện và tự hào.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quy tụ dàn sao từ các tác phẩm hài là “Nghề siêu khó”, “Bỗng dưng trúng số”, bộ phim xứ sở kim chi “Cười xuyên biên giới” (tựa gốc: Amazon Bullseye) sẽ đổ bộ rạp Việt vào tháng này, hứa hẹn mang đến những tình huống đầy hài hước và giải trí cho khán giả.

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 - HANIFF 2024 có chủ đề “Heritage in Motion - Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh” được thể hiện thông qua các chương trình nghệ thuật độc đáo tôn vinh di sản ngàn năm của Thủ đô.

Tiếp nối thành công bất ngờ của "Ma Da", đơn vị sản xuất bộ phim này một lần nữa mở ra vũ trụ kinh dị đô thị Việt Nam với dự án mới "Quỷ nhập tràng". Ra mắt tại Liên hoan phim Busan 2024 và nhanh chóng gây sốt khi có hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ mua bản quyền chiếu quốc tế, bộ phim hứa hẹn sẽ tạo nên cơn sốt trong thời gian tới.

Sau thành công của nhiều tác phẩm điện ảnh Thái Lan tại phòng vé Việt trong thời gian gần đây, tác phẩm kinh dị "Vùng đất bị nguyền rủa" (tựa gốc: The Cursed Land) hứa hẹn là tác phẩm đáng mong chờ của xứ sở Chùa Vàng, đặc biệt là fan của thể loại kinh dị - tâm linh trong dịp cuối năm nay.

Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII diễn ra tại Hà Nội từ ngày 7 đến 11/11, là hoạt động thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước trong năm 2024 và kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

“Ngày xưa có một chuyện tình” là tác phẩm tiếp nối cho “Vũ trụ văn học” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh lên địa hạt điện ảnh. Ngay từ những suất chiếu sớm, nhiều nhà phê bình và giới truyền thông đã dành lời khen ngợi cho bộ phim và đánh giá cao đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh trong cách xây dựng nhân vật và kết nối họ với khán giả. Liệu "Ngày xưa có một chuyện tình" có thể gây sốt với công chúng trong thời gian tới?