Điểm mới về điều kiện đầu tư, hoạt động trong giáo dục

Nghị định số 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục vừa được Chính phủ ban hành có nhiều điểm mới đáng chú ý liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh trong giáo dục.

Nghị định 125 sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ những quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp, là rào cản, gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức.

Trong đó, tập trung sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các quy định về điều kiện kinh doanh đối với 8 ngành nghề kinh doanh, gồm: Hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non; Hoạt động của cơ sở giáo dục phổ thông; Hoạt động của cơ sở giáo dục thường xuyên; Hoạt động của trường chuyên biệt; Hoạt động của cơ sở giáo dục đại học; Hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Kiểm định chất lượng giáo dục; Dịch vụ tư vấn du học.

Ảnh minh họa.

Nghị định quy định bổ sung rõ trình tự thực hiện 6 thủ tục hành chính còn vướng mắc trong triển khai thực hiện trên thực tế; bổ sung các biểu mẫu trong thành phần hồ sơ của 68/198 thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Về điều kiện thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, Nghị định đã chỉnh sửa điều kiện này theo hướng đề án thành lập trường phải "phù hợp với quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có liên quan của địa phương" để phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch.

Về điều kiện cho phép cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông hoạt động giáo dục, Nghị định quy định các điều kiện cơ bản về đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình giáo dục; đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý. Những tiêu chuẩn, yêu cầu cụ thể, mang tính chuyên môn, kỹ thuật sẽ được thực hiện theo văn bản chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục. Đồng thời, bổ sung quy định: “Đối với khu vực nội thành của các đô thị loại đặc biệt, có thể thay thế diện tích khu đất xây dựng trường bằng diện tích sàn xây dựng và phải bảo đảm diện tích sàn xây dựng không thấp hơn diện tích đất bình quân tối thiểu cho một trẻ em/học sinh theo quy định”.

Quy định này xuất phát từ nguyên nhân các khu vực đô thị mới, địa bàn đông dân cư đang gặp tình trạng quá tải trường học, trong khi đó diện tích đất để xây dựng các cơ sở giáo dục tại các khu vực này ngày càng hạn chế. Vì vậy, bổ sung quy định này nhằm khắc phục phần nào những hạn chế này tại các khu vực đô thị có mật độ dân số cao, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Công nhận đại học vùng, đại học quốc gia

Nghị định số 125/2024/NĐ-CP cũng bổ sung quy định 3 nhóm điều kiện, thẩm quyền, thủ tục công nhận đại học vùng, đại học quốc gia. Thứ nhất, đại học và các trường đại học thành viên (nếu có) đạt tất cả các tiêu chuẩn, tiêu chí của chuẩn cơ sở giáo dục đại học đối với cơ sở đào tạo tiến sĩ và được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thứ hai, đang đào tạo tới trình độ tiến sĩ các ngành thuộc đủ các lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, Toán và thống kê, Kỹ thuật, Máy tính và công nghệ thông tin, Khoa học xã hội và hành vi, nhân văn, kinh doanh và quản lý.

Thứ ba, có đề án phát triển thành đại học vùng, đại học quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai thực hiện phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm, quy hoạch vùng.

Nội dung đề án cần nêu rõ: sự cần thiết phát triển thành đại học vùng, đại học quốc gia; mục tiêu phát triển thành đại học vùng, đại học quốc gia; các chỉ tiêu cần đạt để đại học có đủ năng lực thực hiện vai trò, sứ mệnh của đại học vùng, đại học quốc gia; các nhiệm vụ, giải pháp, nguồn lực và lộ trình thực hiện đề án để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo nói Bộ chủ trương không cấm giáo viên dạy thêm, chỉ cấm nếu họ vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy trò Trường tiểu học Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng đã tổ chức 60 năm thành lập trường và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, các trường học quận Hai Bà Trưng tổ chức lễ kỷ niệm và đón nhận Bằng khen của Thành phố và Bộ Giáo dục - Đào tạo; phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc”; triển khai xây dựng “Văn hóa ứng xử, gắn với văn hóa học đường, vì một trường học hạnh phúc".

Sáng ngày 20/11, trường THPT Quang Trung, quận Hà Đông đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngành giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.

Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.