Điểm sáng kinh tế Hà Nội 2023

Cục Thống kê Hà Nội cho biết, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố năm 2023 tăng 6,27% so với năm trước (quý I tăng 5,81%; quý II tăng 5,91%; quý III tăng 6,22%; quý IV tăng 7%).

Ước cả năm 2023, GRDP của Hà Nội tăng 6,27%. Đây là mức tăng trưởng cao hơn so với bình quân chung của cả nước, quý sau cao hơn quý trước. Trong đó, khu vực dịch vụ năm nay tăng 7,26% so với năm trước (quý I tăng 7,66%; quý II tăng 6,51%; quý III tăng 6,92%; quý IV tăng 7,85%), đóng góp 4,69% vào mức tăng GRDP. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,29% so với năm trước (quý I tăng 2,39%; quý II tăng 5,75%; quý III tăng 5,32%; quý IV tăng 6,64%), đóng góp 1,18% vào mức tăng GRDP. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2023 tăng 2,04% so với năm 2022.

Năm 2023, vốn đầu tư nước ngoài FDI đăng ký vào Hà Nội ước đạt 2.943 triệu USD, tăng 70,5% so với cùng kỳ năm 2022. Hà Nội là một trong 5 địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI.

Du lịch Thủ đô cũng có sự phục hồi, phát triển ấn tượng. Tổng lượng khách du lịch đến Thủ đô năm 2023 ước đạt 24 triệu lượt. Trong đó, khách quốc tế có mức tăng ấn tượng nhất, ước đạt 4 triệu lượt, tăng gần 270% ( 266,7% )so với năm 2022. Tổng thu từ khách du lịch là 87,65 nghìn tỷ đồng, tăng 45,5% so với năm 2022.

Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội năm 2023 ước đạt 17,3 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu đạt 44,17 tỷ USD, dù không nhiều những đều tăng so với mức tăng của năm 2022, do ảnh hưởng của chuỗi cung ứng toàn cầu và nhu cầu giảm tại một số thị trường quan trọng.

Kinh tế - xã hội của Thủ đô năm 2023 cơ bản hoàn thành mục tiêu tổng quát 18/23 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có các chỉ tiêu vượt kế hoạch như thu ngân sách đạt cao vượt 14,8% dự toán (tổng thu đạt 405.252 tỷ đồng).

Theo kế hoạch đề ra cho năm 2024, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu GRDP tăng 6,5-7%; GRDP/người 160-162 triệu đồng; vốn đầu tư thực hiện tăng 10,5-11,5%; kim ngạch xuất khẩu tăng 4-5%; kiểm soát chỉ số giá dưới 4%...

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chốt phiên giao dịch tuần, giá vàng thế giới đứng ở mức 2.360 USD/ounce, tăng mạnh tới 59 USD so với chốt phiên tuần trước. Như vậy, sau hai tuần liên tiếp đi xuống, giá vàng thế giới đã quay trở lại đường đua tăng giá. Tại Việt Nam, giá vàng tiếp tục tăng.

Ngân hàng Nhà nước phải khẩn trương thanh tra, kiểm tra chuyên ngành với thị trường, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng, báo cáo kết quả với Thủ tướng trong tháng 5 - đây là chỉ đạo mới nhất của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái.

Quý 2, áp lực trên thị trường gia tăng khi lượng trái phiếu đến hạn tăng mạnh. Thách thức vẫn còn hiện hữu khi thị trường chưa hoàn toàn phục hồi và những thay đổi về chính sách có độ trễ nhất định, dẫn tới doanh nghiệp chưa có đủ thời gian để sắp xếp dòng tiền trả nợ.

Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) đã công bố kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh quý 1/2024 với tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế 575 tỷ đồng. Ước tính, bình quân mỗi ngày trong quý đầu năm 2024, VNX lãi hơn 6 tỷ đồng.

Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng thế giới giao ngay tăng 14 USD, lên 2.359 USD/ounce. Trong phiên, giá có thời điểm lên 2.375 USD. Tổng cộng cả tuần, loại kim loại quý này tăng 2,5%, ghi nhận tuần tăng mạnh nhất kể từ đầu tháng 4.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng.