Điểm tên những ngân hàng tăng lãi suất 'nóng' cuối năm 2022

Kiểm toán Nhà Nước trong Báo cáo gửi Quốc hội vừa điểm tên nhiều ngân hàng thay vì tiết giảm chi phí, hạ biên độ lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp, thì trong năm 2022 lại tăng mạnh lãi suất so với đầu năm.

Kiểm toán Nhà nước cũng khẳng định, tình hình thanh khoản của hệ thống  ngân hàng nhiều thời điểm còn căng thẳng. Một số tổ chức tín dụng thiếu hụt vốn khả dụng dẫn đến vi phạm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hoặc phải cho vay hỗ trợ thanh khoản, thậm chí cho vay đặc biệt với khối lượng tiền lớn.

Cụ thể, nhiều tổ chức tín dụng có mức lãi suất cho vay bình quân cao và tăng mạnh vào quý IV như:

CBbank lãi suất thời điểm cuối năm 2022 lên tới (9,56%-11,05%/năm), Oceanbank (9,7% - 11,12%/năm), GPbank (10,99% - 12,89%/năm), Kienlongbank (10,57%-13,86%/năm), SCB (11,49%-11,54%/năm), BanVietbank (10,1%-10,98%/năm), VIB (9,84%- 12,45%/năm), Saigonbank (9,76% - 11,16%/năm), NamAbank (10,43% - 12,21%/năm), DongAbank (10,43% - 10,95%/năm), BacAbank (9,91%-11,85%/năm), NCB (11,16%-12,96%/năm).

Theo Kiểm toán Nhà nước, ngoài các nguyên nhân khách quan còn có một phần từ nguyên nhân chủ quan của  Ngân hàng nhà nước  như: Phản ứng còn chậm dẫn đến điều chỉnh tăng lãi suất còn đột ngột; chức năng thanh tra giám sát của cơ quan thanh tra giám sát còn có điểm yếu kém, chưa phân tích được rủi ro.

Còn với các ngân hàng thương mại, vì mục tiêu kinh doanh là lợi nhuận, chưa thực sự tiết giảm chi phí cũng như chủ động hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển kinh tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong giai đoạn chuyển đổi và phát triển của nền kinh tế, các quốc gia thuộc nhóm nền kinh tế mới nổi đang ngày càng gia nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu và mở cửa cho dòng vốn đầu tư nước ngoài. Việc cải thiện hoạt động kế toán tại các thị trường này là một bước đi quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, từ đó thúc đẩy thị trường phát triển bền vững và ổn định.

Sáng 25/11, sau khi chạm mức cao nhất trong ba tuần vào đầu phiên, giá vàng tại châu Á đã giảm nhẹ do hoạt động chốt lời của giới đầu tư và thị trường đã điều chỉnh kỳ vọng về mức giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 354 tỷ USD, Việt Nam nằm trong top 30 nền kinh tế xuất khẩu lớn nhất thế giới với vị trí 23, chiếm tỷ trọng 1,5% toàn cầu.

Giá dầu thế giới hôm nay, 24/11, ghi nhận tiếp đợt tăng trong bối cảnh căng thẳng Nga - Ukraine gia tăng và những lo ngại về gián đoạn nguồn cung toàn cầu.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, muốn chạy nhanh, chạy xa, muốn đi trước đón đầu phải đi bằng công nghệ mới, trong đó cần có ưu đãi cho lĩnh vực chip bán dẫn.

Cùng với vận động người dân ưu tiên dùng hàng Việt, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị suốt 15 năm qua, đến nay rất nhiều sản phẩm hàng hóa Việt đã được người tiêu dùng ở cả trong và ngoài nước yêu thích, tin tưởng chọn lựa.