Diện áo dài đạp xe qua 12 di sản của Thủ đô

Sáng 1/9, hàng trăm người Việt Nam và du khách quốc tế đã mặc áo dài truyền thống, đạp xe diễu hành qua các công trình di sản của Thủ đô.

Sáng 1/9, tại Trung tâm Bảo tồn di sản Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, đã diễn ra chương trình “Áo dài kết nối Du lịch và Di sản Hà Nội 2024”.

Ngay từ sáng sớm, khu vực Hoàng thành đã trở nên nhộn nhịp với đông đảo người dân và du khách. Mọi người, từ người già đến trẻ nhỏ, từ người Việt đến du khách quốc tế, đều hào hứng tham gia sự kiện. Ai nấy đều diện những bộ áo dài đẹp mắt, tạo nên một không khí đầy màu sắc và ấn tượng.

Ai nấy đều diện những bộ áo dài đẹp mắt.

Bà Stella Ciorra, Chủ tịch Hội những người bạn của di sản Việt Nam, chia sẻ: "Tôi thấy rất tự hào khi có cơ hội tham gia sự kiện này vì tôi rất yêu quý văn hóa Việt Nam. Tôi rất thích áo dài truyền thống, áo tứ thân của Việt Nam vì nó rất đặc biệt”.

Chương trình “Áo dài kết nối Du lịch và Di sản Hà Nội 2024” do Sở Du lịch Hà Nội chủ trì, phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Hoàng thành Thăng Long và Câu lạc bộ Đình làng Việt tổ chức. Sự kiện nhằm thúc đẩy du lịch Thủ đô, là một hoạt động trải nghiệm mới, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến với Hà Nội.

Đoàn người đạp xe trên phố Hà Nội.

Hơn 100 người, trong trang phục áo dài, diễu hành trên xe đạp qua các tuyến phố và điểm di tích lịch sử, di sản văn hóa của Thủ đô.

Ông Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, cho hay: "Qua sự kiện này, chúng tôi sẽ có một lộ trình đạp xe mặc áo dài của cả nam và nữ trên đoạn đường dài 12 km, kết nối 12 công trình di tích, di sản”.

Sự kiện này không chỉ đánh dấu khởi đầu cho chuỗi hoạt động trong “Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024” mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối áo dài với di sản văn hóa và điểm đến du lịch của Hà Nội, thu hút sự quan tâm của người dân Hà Nội, du khách trong nước và quốc tế, đồng thời góp phần làm nổi bật giá trị văn hóa di sản trong đời sống hiện đại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đến 17 giờ ngày 18/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận được tổng số tiền là 1.432 tỷ đồng.

Để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho ngư dân khi vào tránh trú, hiện nay các âu thuyền, cảng cá đang gấp rút triển khai hướng dẫn, nhắc nhở bà con neo đậu tàu thuyền đúng cách.

Sau khi vượt qua huyện đảo Hoàng Sa, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, tăng tốc lên 20km/h, di chuyển theo hướng Tây về phía vùng biển khu vực tỉnh Quảng Trị - Quảng Nam. Trên đất liền các tỉnh miền Trung, gió bắt đầu mạnh dần lên cấp 6-7.

Áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh với sức gió cực đại 61km/h, biển động mạnh, sóng cao từ 2-4m. Bão đang di chuyển nhanh về phía Tây với tốc độ 20km/h

Dù áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão sẽ có cường độ không lớn nhưng sẽ gây mưa lớn trên diện rộng, có nơi tới trên 600 mm.

Hồi 19 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc.