Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024
Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh năm 2024 (Green Economy Forum & Exhibition - GEFE 2024) do Bộ Công Thương và Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đồng tổ chức nhằm thúc đẩy các chính sách phát triển bền vững, kế hoạch quốc gia về chuyển đổi năng lượng, quản lý rủi ro khí hậu nhằm thực hiện Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng Xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.
Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 21/10 - 23/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị Sala's THISO Skyhall, TP. Hồ Chí Minh, với sự tham dự của đại diện cơ quan ngoại giao các quốc gia thành viên EU tại Việt Nam; đại diện Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam; đại diện một số bộ, ngành của Việt Nam; các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam...
Ông Bruno Jaspaert, Chủ tịch EuroCham Việt Nam nhấn mạnh: tại GEFE 2024 sẽ có những hoạt động cùng với sinh viên để giải quyết những thách thức về biến đổi khí hậu, chuyển đổi nền kinh tế xanh.
Phát biểu tại cuộc họp báo, Đại sứ của EU tại Việt Nam, ông Julien Guerrier cho biết, GEFE là sự kiện hợp tác hàng đầu của EuroCham tại Việt Nam để hướng đến tăng trưởng xanh hơn, bền vững hơn và là cơ hội để hợp tác với các doanh nghiệp của châu Âu đang đi đầu trong lĩnh vực công tư và tư nhân trong hướng tới tương lai xanh hơn.
Sau 4 năm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực (01/8/2020 - 01/8/2024), tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đã tăng lên và Việt Nam trở thành quốc gia có thị phần lớn nhất so với các nước trong khu vực ASEAN xuất khẩu vào EU.
Ông Julien Guerrier khẳng định: "Doanh nghiệp EU sẽ đồng hành, hỗ trợ Việt Nam trong định hướng trở thành nước phát triển vào năm 2045. Tôi muốn nhấn mạnh các khía cạnh của ASEAN trong GEFE 2024, vì đây là sự kiện mang tầm khu vực không chỉ có doanh nghiệp châu Âu mà còn có các doanh nghiệp trong khu vực, đây là cơ hội tuyệt vời cho cả hai bên. Chúng tôi cam kết cùng với Việt Nam trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế xanh và GEFE là điểm đến để giới thiệu công nghệ của châu Âu hướng tới tương lai xanh hơn".
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho biết, sau hơn 30 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Việt Nam và EU đã có những bước phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng và chiều sâu; vững chắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển, cũng như giáo dục, khoa học công nghệ...
Kim ngạch thương, hàng hóa tăng hơn 4 lần, thương mại dịch vụ tăng hơn 2 lần trong hơn 30 năm qua, trong 6 tháng đầu năm 2024, EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (chỉ sau Hoa Kỳ), là nhà đầu tư hàng đầu, có mặt trong mọi lĩnh vực kinh tế quan trọng của Việt Nam. Các nước EU đã dành cho Việt Nam nhiều khoản viện trợ ODA, trong đó, phần lớn là viện trợ không hoàn lại để thực hiện nhiều dự án quan trọng về y tế, công nghiệp, nông nghiệp, bảo vệ môi trường, cung cấp nước sạch, hỗ trợ cải cách hành chính, xóa đói giảm nghèo, văn hóa, giáo dục - đào tạo...
“Quan hệ thương mại được coi là tiền đề quan trọng thúc đẩy hợp tác chính trị và các hoạt động hợp tác giữa EU và Việt Nam trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Trước khi Hiệp định EVFTA được ký kết, quan hệ Việt Nam - EU vẫn đang trên đà phát triển, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU có xu hướng ngày càng tăng. Tính đến tháng 8/2024, EU là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của EU trong khối ASEAN”, ông Phú nhấn mạnh.
Trao đổi thương mại hai chiều Việt Nam - EU tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng mạnh. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đạt 24,7 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, Việt Nam nhập khẩu từ EU trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt 7,7 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2023.
EVFTA đã giúp nhiều nhà nhập khẩu EU biết tới các nhà cung ứng Việt Nam hơn. Những ưu đãi cắt giảm thuế quan theo EVFTA cũng góp phần đáng kể giúp Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị phần tại EU; đồng thời được tiếp cận nguồn hàng hóa chất lượng cao của EU.
GEFE 2024 sẽ có hơn 200 doanh nghiệp, nhà triển lãm tham gia, trong đó, Việt Nam có 24 doanh nghiệp, riêng Hà Lan là hơn 50 doanh nghiệp cùng với đó có 13 gian hàng quốc gia tại Triển lãm cùng các gian hàng của các doanh nghiệp Starup.
Có 10 chủ đề trong các phiên thảo luận, hội thảo liên quan đến các vấn đề về chính sách phát triển triển năng lượng, Quy hoạch điện VIII, DPPA, phát triển điện mặt trời mái nhà quy mô lớn, thị trường carbon, cắt giảm khí nhà kính của các doanh nghiệp, cơ chế CBAM, tòa nhà xanh và phát triển công trình xanh; Trách nhiệm của nhà sản xuất trong thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ… từ đó, có đề xuất kiến nghị để thực hiện các chủ đề này...
Sau chuỗi ngày tăng mạnh, giá vàng miếng trong nước ổn định và duy trì ở mốc 87 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn tiếp đà tăng nhẹ với vàng một số thương hiệu gần cán mốc 87 triệu đồng/lượng.
Năm 2025, thành phố Hà Nội sẽ hỗ trợ các tỉnh, thành phố trên cả nước tổ chức từ 10 đến 15 tuần lễ trái cây, hàng nông sản tại Hà Nội, đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa và tổ chức hoạt động liên kết vùng, quảng bá, kết nối giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực công thương.
Đồng Bitcoin đã chạm mức cao kỷ lục mới trong phiên ngày 22/11, hướng tới mốc 100.000 USD, trong bối cảnh thị trường tiền điện tử được dự báo sẽ thuận lợi hơn dưới thời chính quyền của ông Donald Trump.
Sau khi chững lại trong tháng 9-10/2024, sang tháng 11/2024, lãi suất tiền gửi tiết kiệm đã có những diễn biến tích cực hơn khi ghi nhận nhiều ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất đầu vào.
Hiện Hà Nội đã có trên 1.600 sản phẩm OCOP, năm 2024 phấn đấu có trên 500 sản phẩm được đánh giá phân hạng. Nếu theo tiến độ từ nay đến cuối năm, Hà Nội sẽ đạt mục tiêu đánh giá, phân hạng 2.000 sản phẩm OCOP, sớm hơn một năm so với kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025.
Tại TP.HCM, gần 1.700 địa chỉ nhà, đất nằm ở vị trí đắc địa Quận 1 đã được giao cho Công ty Dịch vụ Công ích Quận 1 quản lý, với mục tiêu đóng góp hiệu quả cho nguồn thu ngân sách. Tiếc thay, do buông lỏng quản lý, nhiều khu đất vàng đã bị cho thuê lòng vòng, bên thuê chây ì không chịu trả tiền thuê, thậm chí còn chiếm giữ mặt bằng dẫn tới khiếu kiện chưa có hồi kết, gây thất thoát ngân sách, lãng phí kéo dài.
0