Diễn tập điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm trường học
Với tình huống giả định là vụ ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc xảy ra tại trường THCS Nguyễn Huy Tưởng, huyện Đông Anh. Sau bữa ăn trưa, nhiều em học sinh đã có dấu hiệu đau bụng, buồn nôn, đi ngoài và được chẩn đoán ban đầu do ngộ độc thực phẩm. Trước tình hình trên, UBND huyện Đông Anh đã nhanh chóng chỉ đạo các đơn vị liên quan thăm khám, điều trị, cấp cứu bệnh nhân. Cùng với đó là việc điều tra tìm nguyên nhân ngộ độc thực phẩm; xử lý về môi trường và tổ chức hội nghị đánh giá ban đầu về nguyên nhân ngộ độc thực phẩm và chỉ đạo khắc phục tiếp theo.
Buổi diễn tập diễn ra trực quan, sinh động, giúp các đơn vị, trường học nâng cao tinh thần, trách nhiệm, huy động nhân lực, trang thiết bị, phương tiện tại chỗ, sẵn sàng triển khai điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc theo đúng quy định, đồng thời giúp cho các nhà trường chủ động trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, và có phương án xử lý khi có trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra.
Thông qua buổi diễn tập, đã góp phần tuyên truyền nâng cao kiến thức về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm cho các đơn vị trường học có tổ chức bếp ăn tập thể. Nâng cao vai trò trách nhiệm, trang bị các kỹ năng điều tra xử lý ngộ độc thực phẩm cho các cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm và các đơn vị trường học tổ chức bếp ăn tập thể và tăng cường khả năng phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan, để chủ động ứng phó khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn thành phố.
Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.
Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.
Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.
0