Điều chỉnh giá gần 2.000 dịch vụ khám, chữa bệnh

HĐND thành phố, tại Kỳ họp thứ 15 đã thông qua Nghị quyết quy định mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế mà không phải là dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc Thành phố Hà Nội.

Theo đó, gần 2.000 dịch vụ khám chữa bệnh sẽ được điều chỉnh:

Mức tăng thấp nhất 0% (không tăng giá), như: sinh thiết u, tế bào học, dịch tổ chức: 150.000 đồng; Tắm điều trị bệnh nhân bỏng (gây tê): 220.000 đồng; theo dõi tim thai và cơn co tử cung bằng monitoring: 55.000 đồng; gây mê trong phẫu thuật mắt: 500.000 đồng…

Mức tăng cao nhất 170% là dịch vụ kỹ thuật "Mycobacterium tuberculosis định danh và kháng RMP Xpert" do mức giá đề xuất lần này đã bao gồm test xét nghiệm. Giá tại Nghị quyết số 14/2019/NQ-HĐND chưa bao gồm test do giai đoạn này đã được Chương trình chống Lao quốc gia hỗ trợ. Mức tăng cao thứ 2 là 14,71%: Dịch vụ tập dưỡng sinh (27.300 đồng), còn lại là các mức giá tăng khoảng từ 13%, 12%, 11%...

Bà Vũ Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND Thành phố trình tại kỳ họp

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc tăng giá các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, UBND thành phố khẳng định: việc điều chỉnh này đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với mức giá thu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế và các bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I thuộc các Bộ, cơ quan trung ương trên địa bàn Hà Nội; Hướng tới sự bình đẳng về giá, không phân biệt giá giữa khám bệnh, chữa bệnh của người không có thẻ BHYT và người có thẻ BHYT trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Thúc đẩy các cơ sở y tế nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Việc điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh chỉ tác động đến các đối tượng chưa tham gia BHYT (hiện chiếm 6% dân số Hà Nội); thúc đẩy người dân tham gia BHYT tạo sự công bằng hơn trong việc thực hiện chính sách chung, Nhóm dịch vụ sức khoẻ (nằm trong nhóm thuốc và dịch vụ y tế) tác động CPI chung của Thành phố khoảng 0,04%.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tính từ đầu năm đến nay, Việt Nam ghi nhận 6 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó 1 trường hợp tử vong.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết người dân đi khám, chữa bệnh có thể sử dụng thẻ bảo hiểm y tế giấy song song với dùng căn cước công dân gắn chip, sử dụng tài khoản VNeID mức 2 và dùng ứng dụng VssID – Bảo hiểm xã hội số...

Bắt đầu từ ngày 1/8, bệnh viện Bạch Mai sẽ tăng giờ khám chữa bệnh đến 21h00 hàng ngày. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể đăng ký qua app để chủ động đến khám chữa bệnh.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. HCM (HCDC) vừa cho biết, sau khi xảy ra trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu tại Nghệ An, người dân đi tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu ở TP. HCM có xu hướng gia tăng dẫn đến tình trạng hết vaccine.

Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và Hội Phẫu thuật Thần kinh Việt Nam vừa đào tạo chuyên môn ngành ngoại thần kinh - cột sống với chủ đề “Cấp cứu thần kinh - cột sống” dành cho bác sĩ và điều dưỡng các bệnh viện khu vực miền Bắc.

Trước thực trạng việc khám bệnh các ngày trong tuần thường quá tải bệnh nhân, một số bệnh viện đã và đang đổi mới công tác khám sức khỏe cho người dân vào các ngày cuối tuần nhưng vẫn được hưởng Bảo hiểm y tế (BHYT).