Điều chuyên gia hỗ trợ vụ học sinh ngộ độc tại Nha Trang
Đầu giờ chiều ngày 21/11, PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm khiến hàng loạt học sinh trường Tiểu học - THCS - THPT Ischool Nha Trang phải nhập viện rải rác trong những ngày qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã ngay lập tức điều động các chuyên gia chống độc của Trung tâm chống độc – Bệnh viện Bạch Mai vào Khánh Hòa hỗ trợ công tác điều trị. Đại diện Lãnh đạo Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng tham gia đoàn vào Khánh Hoà.
Đồng thời, Cục trưởng Lương Ngọc Khuê cho biết thêm ông đã tiếp tục trao đổi với Lãnh đạo Sở Y tế Khánh Hòa truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị ngành y tế Khánh Hòa tập trung cao độ nhân lực, trang thiết bị, thuốc và phương tiện… để điều trị, chăm sóc cho các trường hợp bị ngộ độc thực phẩm.
Trước đó ngay từ ngày thứ 6 tuần trước – ngày 18/11, khi nhận được thông tin ban đầu về vụ việc, qua đường dây nóng, Lãnh đạo Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã trao đổi với Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa để nắm bắt tình hình, đồng thời đề nghị ngành y tế tỉnh tập trung công tác chăm sóc, điều trị các trường hợp học sinh bị ngộ độc.
Đồng thời PGS.TS Lương Ngọc Khuê cũng đã yêu cầu Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai trao đổi, hỗ trợ các cơ sở y tế của Khánh Hòa về chuyên môn điều trị qua hệ thống hội chẩn telehealth.
Trong trường hợp ngành y tế Khánh Hòa cần hỗ trợ trực tiếp nhân lực và phương tiện, thuốc phục vụ điều trị, thì báo cáo ngay với Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám chữa bệnh), để Cục báo cáo Lãnh đạo Bộ điều động chuyên gia đến hỗ trợ.
Theo công văn của trường Tiểu học - THCS - THPT Ischool Nha Trang gửi Lãnh đạo Sở Y tế Khánh Hòa và Lãnh đạo Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, đến ngày 20/11, ghi nhận của nhà trường đã có 476 học sinh và 19 thầy cô giáo đã vào thăm khám, điều trị nội trú tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà, trong đó có 209 học sinh, 7 thầy cô vẫn phải tiếp tục điều trị và nhiều trường hợp tái nhập viện. Do đó, lãnh đạo nhà trường đã đề nghị các cơ quan y tế tăng cường tối đa nguồn lực trong xử trí và điều trị các trường hợp ngộ độc.
Đến nay, trong số các trường hợp bị ngộ độc phải nhập viện đã có 1 trường hợp tử vong trên đường chuyển đến bệnh viện tuyến trên.
Cũng liên quan đến vụ ngộ độc này, ngay từ ngày 18/11, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo các đơn vị chức năng tổ chức cấp cứu, điều trị đối với các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm, trường hợp bệnh nhân có diễn biến nặng phải chuyển lên tuyến trên để điều trị kịp thời.
Đồng thời cần tổ chức điều tra, xác định rõ nguyên nhân vụ việc. Tiến hành kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm tại bếp ăn trường Tiểu học - THCS - THPT Ischool Nha Trang; truy xuất nguồn gốc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm nghi ngờ để xét nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm. Cần xử lý nghiêm nếu có các vi phạm về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Cục An toàn thực phẩm cũng yêu cầu đình chỉ hoạt động tạm thời bếp ăn trường Tiểu học - THCS - THPT Ischool Nha Trang cho đến khi có kết quả điều tra xác định nguyên nhân và chỉ được hoạt động trở lại khi đã đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.
Đồng thời, Cục đề nghị ngành y tế Khánh Hòa tăng cường thông tin, tuyên truyền, giáo dục về kiến thức an toàn thực phẩm và các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm; công tác kiểm tra, hướng dẫn công tác quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn trường học về điều kiện an toàn thực phẩm.
Kiểm soát chặt chẽ việc bảo đảm vệ sinh cá nhân, dụng cụ, phương tiện vận chuyển, bảo quản đối với các thực phẩm ăn ngay cung cấp cho học sinh, chỉ cho phép sử dụng sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo quản ở điều kiện phù hợp theo yêu cầu.
Trong bối cảnh ngành y tế còn nhiều khó khăn như thiếu nhân lực, chưa đồng bộ ở các tuyến điều trị, việc ứng dụng công nghệ cao giúp rút ngắn thời gian khám chữa bệnh, tăng độ chính xác và nâng cao hiệu quả điều trị, tiết kiệm chi phí, giúp nhiều người bệnh có cơ hội được khám chữa bệnh ở giai đoạn sớm.
Thuốc lá chứa 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân gây nên 25 loại bệnh như: các bệnh ung thư, tim mạch, các bệnh về hô hấp và sinh sản. Sử dụng thuốc lá là một trong nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong sớm.
100% trạm y tế ở 10 tỉnh vùng cao, miền núi, khó khăn sẽ được triển khai khám, chữa bệnh từ xa thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.
Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.
0