Điều đặc biệt về công nghệ điều khiển drone đêm 30 Tết

Đêm 9/2 (tức ngày 30 tháng Chạp), tại Hồ Tây, Hà Nội đã diễn ra màn trình diễn ánh sáng bằng phương tiện bay không người lái (drone). Thế nhưng đăng sau màn trình diễn mãn nhãn này là cả một sự kỳ công, công phu trong khâu chuẩn bị và trình diễn.

Trình diễn ánh sáng bằng drone là hình thức tạo hình trên không trung, được thực hiện với hàng loạt máy bay không người lái có đèn LED. Loại hình này xuất phát từ công bố của nhà nghiên cứu Vijay Kumar năm 2012 về khả năng điều khiển drone đồng bộ với nhau. Ý tưởng sau đó được Intel đi đầu triển khai năm 2015, trước khi xuất hiện tại nhiều sự kiện lớn trên thế giới như Đại hội thể thao Olympic, Super Bowl.

Điểm đặc biệt của drone trình diễn ánh sáng

Cùng với sự phát triển của công nghệ chế tạo drone, các mẫu drone ngày nay không chỉ được sử dụng trong lĩnh vực quay phim, chụp ảnh mà còn được mở rộng sang cả trình diễn nghệ thuật.

Drone trình diễn ánh sáng tập trung vào thành phần cơ bản gồm đèn LED, pin, hệ thống định vị vệ tinh như GPS, ăng-ten. Phần lớn đơn vị trình diễn hiện nay sử dụng drone bốn cánh.

Ngoài thành phần chính là đèn LED có khả năng bật, tắt, đổi màu linh hoạt, các thành phần khác như GPS, ăng-ten, cảm biến sẽ giúp máy bay định vị chính xác, giảm nguy cơ va chạm trong quá trình hoạt động chung.

Màn trình diễn ánh sáng tại Hà Nội xác lập kỷ lục Đông Nam Á

Số drone trong mỗi chương trình phụ thuộc vào độ phức tạp của nội dung, tuy nhiên thường cần tối thiểu 100-150 thiết bị. Trong đêm giao thừa tại Hà Nội, đơn vị tổ chức cho biết đã sử dụng 2.024 drone, đấy là mức kỷ lục cho một màn trình diễn bằng drone tại Đông Nam Á.

Drone trình diễn ánh sáng trên không thế nào?

Đối với màn trình diễn nghệ thuật drone, cách thức hoạt động và điều khiển chính là hai điểm chính tạo nên thành công. Đội ngũ kỹ sư và thiết kế sáng tạo phải lên kế hoạch lập trình bay cho từng drone theo kịch bản có sẵn.

Mỗi drone sẽ thực hiện nhiệm vụ bay riêng. Trước buổi biểu diễn, mỗi chiếc sẽ được nạp một chương trình về kế hoạch bay của chúng từ lúc cất cánh đến khi hạ cánh.

Điểm đặc biệt của drone trong màn trình diễn ánh sáng nằm ở khả năng tạo hình đa dạng, sự linh hoạt và độ chính xác cao. Để đạt được điều này, drone được trang bị công nghệ GPS và các cảm biến khác nhau, giúp chúng xác định vị trí và điều chỉnh độ cao, tốc độ cũng như hướng bay một cách chính xác.

Một kỹ sư sử dụng máy tính theo dõi hoạt động của drone trong buổi trình diễn tại Khánh Hòa tháng 6/2023. Ảnh: Bùi Toàn

Tuy nhiên trong quá trình bay, hệ thống định vị không phải lúc nào cũng cung cấp dữ liệu vị trí một cách chính xác và nhanh chóng. Các đơn vị tổ chức sẽ ứng dụng công nghệ như RTK (Động học thời gian thực) từ trạm điều khiển dưới mặt đất, cập nhật dữ liệu theo thời gian thực để đảm bảo drone liên tục thực hiện nhiệm vụ mà không bị chệch hướng.

Trong trường hợp bất khả kháng, drone cũng được trang bị cơ chế an toàn để đảm bảo an toàn tối đa và cho phép hạ cánh có kiểm soát nếu cần thiết. Nhờ vậy, màn trình diễn không chỉ an toàn mà mang lại trải nghiệm độc đáo cho người xem.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

“Hà Nội là điểm đến lý tưởng để trao đổi các vấn đề về công nghệ thông tin, nguồn mở, bán dẫn, điện toán đám mây” - đó là nhận định được đưa ra sau 3 ngày Hội nghị Thượng đỉnh về Công nghệ thông tin và Nguồn mở châu Á FOSSASIA Summit 2024. Tiềm năng, thách thức cho các doanh nghiệp công nghệ trong nước cũng như các công ty nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam cũng đã được bàn luận sôi nổi trong suốt 72h qua.

Trở lại Việt Nam sau 15 năm, FOSSASIA Summit 2024 đã xác lập kỷ lục về số lượng người tham gia, khoảng 6.000 người đến từ 60 quốc gia, gấp đôi dự kiến của ban tổ chức. Sự kiện thành công ngoài mong đợi, tạo tiếng vang với cộng đồng đam mê công nghệ trên toàn thế giới.

Các doanh nghiệp Việt nên lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ dữ liệu điện toán đám mây trong nước, thay vì các nhà cung cấp nước ngoài như hiện nay. Đây là thông tin được đưa ra trong ngày thảo luận thứ hai của Hội nghị thượng đỉnh về CNTT và nguồn mở châu Á FOSSASIA Summit 2024.

Những phần chia sẻ mang chuyên môn cao của các diễn giả Việt Nam tại FOSSASIA Summit 2024 đã gây ấn tượng mạnh với các chuyên gia công nghệ quốc tế, qua đó thúc đẩy động lực cho các bạn trẻ đam mê công nghệ.

Hôm nay (8/4), Hội nghị thượng đỉnh về Công nghệ thông tin & Nguồn mở châu Á đã khai mạc và thu hút hơn 2.000 người tham dự, bao gồm sinh viên, lập trình viên, các công ty công nghệ toàn cầu và nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực.

Với sự xuất hiện của hơn 150 chuyên gia công nghệ cùng các sản phẩm, giải pháp công nghệ, FOSSASIA Summit 2024 trở thành điểm đến lý tưởng của nhiều sinh viên trong nước và quốc tế mong muốn tìm hiểu về những nền tảng công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới.