Điều hành chính sách tài khóa kịp thời hỗ trợ nền kinh tế

Bộ Tài chính vừa tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã tới dự và chỉ đạo hội nghị.

Năm 2023, trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, Bộ Tài chính đã triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân với quy mô khoảng 200 nghìn tỷ đồng. Nhưng nhờ chủ động trong điều hành, ngành tài chính đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu NSNN đạt và vượt dự toán đề ra.

Thu Ngân sách nhà nước đến ngày 25/12 đạt hơn 1 triệu 693 nghìn tỷ đồng, tăng 4,5% so dự toán. Trong đó, thu nội địa tăng 5,7%, thu dầu thô đạt tăng 44,6%.

Ước đến ngày 31/12/2023, chi ngân sách nhà nước đạt khoảng 1,73 triệu tỷ đồng, bằng 83,4% dự toán, trong đó chi đầu tư phát triển ước đạt 79,8% dự toán Quốc hội quyết định, tăng 144 nghìn tỷ đồng so cùng kỳ năm 2022 , chi thường xuyên ước đạt 90,3% dự toán.

Điều hành chính sách tài khóa kịp thời hỗ trợ nền kinh tế

Điểm sáng của ngành Tài chính năm nay là thu vượt dự toán và cân đối thu chi trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng đề nghị trong năm 2024, Bộ Tài chính điều hành giá cả, thị trường phù hợp với tình hình thực tế, kiểm soát chặt lạm phát, tiếp tục triển khai nhiều chính sách tài khóa để hỗ trợ nền kinh tế phát triển bền vững.

Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật thuế và quy định có liên quan để mở rộng cơ sở thu, các hoạt động thương mại điện tử, khai thác hiệu quả nguồn lực từ đất đai, cơ sở hạ tầng; các giải pháp chính sách thuế, phí, lệ phí phù hợp với tình hình thực tế để tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, tiết giảm chi phí cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Phó thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi; cắt giảm tối đa các khoản chi chưa thực sự cần thiết, cấp bách theo đúng quy định. Triển khai thực hiện tốt thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan nhà nước và toàn xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 10/5, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy hoạt động công nghệ cao tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, với sự tham dự của đại diện các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường.

Chiều 9/5, Bộ Ngoại giao tổ chức buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao dưới sự chủ trì của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng, trong đó khẳng định Việt Nam hoàn toàn đủ điều kiện để công nhận là nền kinh tế thị trường.

Chương trình hành động của Thành phố Hà Nội thực hiện nghị quyết về xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước sẽ góp phần tạo lập môi trường mới để thu hút, khuyến khích sự sáng tạo của đội ngũ trí thức đang làm việc trên địa bàn Thủ đô.

Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14 của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển vùng; kế hoạch điều phối vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Theo Ban Tổ chức Thành uỷ, qua thực hiện nghiêm túc, toàn diện, thống nhất trong toàn Đảng bộ thành phố, công tác phát triển đảng viên có nhiều chuyển biến. Đặc biệt, công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên đạt được nhiều kết quả tích cực.

Sáng 8/5, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Tuấn cùng các vị đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 3 đã tiếp xúc cử tri ba quận Cầu Giấy, Thanh Xuân và Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến.