Điều kiện để thị trường chứng khoán vượt mốc 1.300 điểm

Thị trường chứng khoán thường được coi là thước đo của nền kinh tế. Khi VN-Index liên tục dao động quanh ngưỡng 1.300 điểm nhưng chưa thể bứt phá thì cũng là lúc mà các nhà đầu tư tự đặt ra câu hỏi: Tại sao kinh tế đang phục hồi và tăng trưởng tốt mà VN-Index vẫn chưa thể bứt phá được? Liệu thị trường có thể vượt qua mốc này một cách bền vững trong tương lai gần hay không?

Từ đầu năm đến nay, VN-Index đã có ít nhất 6 lần gần chạm ngưỡng 1.300 điểm nhưng đều chinh phục thất bại. Mỗi lần chỉ số tiến gần đến vùng này, áp lực bán lại gia tăng mạnh mẽ, khiến giảm điểm trở lại. Hiện tượng này gây nên những đợt tăng giảm giằng co, gây khó khăn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân.

Anh Vũ Văn Tam - Phường Phúc Diễn - Quận Bắc Từ Liêm - Hà Nội chia sẻ: "Tôi thấy thị trường gần đây là cứ lên quanh vùng trên dưới 1.300 lại bị sập xuống. Mà sáu, bảy lần liên tiếp đều không vượt mốc 1.300 điểm. Tôi thường khuyên bạn bè cứ quanh vùng mốc 1.300 là chúng tôi bán hết để chốt lời".

Theo các chuyên gia, điều kiện cần để VN-Index vượt 1.300 điểm đã có, nhưng chưa đủ. Đặc biệt là tâm lý lo ngại, muốn chốt lời của nhà đầu tư.

Ông Nguyễn Anh Tú - Chuyên gia phân tích Công ty TNHH chứng khoán Yuanta Việt Nam cho hay: "Theo tôi, kết quả của tài chính quý III của một số doanh nghiệp như ngân hàng, sản xuất, bán lẻ thực sự là một điểm sáng. Tuy nhiên, vẫn còn những cái yếu tố kìm hãm tâm lý của nhà đầu tư khiến cho thị trường chứng khoán chưa thể tăng cao được, ví dụ như hiện tại là biến động về tỷ giá, áp lực lãi suất, hoặc đơn giản là nhà đầu tư muốn chốt lời ngắn hạn khi mà thị trường đầu tư chứng khoán đã tăng một đoạn rất dài từ đầu năm".

Trái lại với đó, một số chuyên gia khác lại cho rằng, việc thị trường chứng khoán tăng điểm từ đầu năm đến nay đã là một thành công. Nhà đầu tư không nên đặt kỳ vọng quá cao mà phải phụ thuộc vào tình hình hồi phục của nền kinh tế.

Như vậy, trong bối cảnh hiện tại, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, bluechips đầu ngành tài chính và sản xuất được giới phân tích đánh giá có nhiều tiềm năng. Bởi để thị trường bứt phá qua những ngưỡng tâm lý cần có sự đồng thuận ở các cổ phiếu lớn đại diện cho sự phục hồi của nền kinh tế, sau đó dòng tiền mới có cơ hội lan tỏa sang các cổ phiếu vốn hóa nhỏ hơn. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng không nên quá kỳ vọng vào việc VN-Index sẽ vượt ngưỡng trong năm nay mà cần xem xét các thông tin kinh tế trong và ngoài nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng cục Thuế cho biết, Temu đã được công ty chủ sở hữu đăng ký thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài của Tổng cục Thuế.

Giá dầu đã tăng hơn 1 USD trong phiên 4/11 tại châu Á, sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, nhóm OPEC+, ngày 3/11 quyết định trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm một tháng.

Trong phiên giao dịch đầu tuần, ngày 4/11, đồng USD đã giảm 0,3% so với đồng yen, xuống còn 152,45 yen/USD.

Thị trường chứng khoán hôm nay 04/11 tiếp tục diễn biến tiêu cực khi VN-Index giảm hơn 10 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về sắc đỏ với 485 mã giảm bên bán và 233 mã tăng.

VN-Index không chỉ rời xa ngưỡng cản tâm lý mạnh 1.300 điểm mà còn lùi về dưới 1.250 điểm - mốc thấp nhất trong tháng. Thị trường đang trải qua giai đoạn suy yếu rõ rệt khi lực cầu không đủ mạnh để cân bằng áp lực bán ra ngày càng lớn.

Ông Phạm Nhật Minh Hoàng, con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng, vừa được bổ nhiệm làm CEO Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ FGF - Vì Tương lai Xanh.