Điều tra nhóm đối tượng 'kích sóng' đất nền ngoại thành

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đang phối hợp cơ quan công an điều tra, xác minh dấu hiệu “kích sóng” đất nền, tạo sốt ảo ở ngoại thành Hà Nội sau các cuộc đấu giá đất ở hai huyện Thanh Oai và Hoài Đức.

Trước sự việc giá đất bị đẩy lên cao vọt sau hai phiên đấu giá ở Thanh Oai và Hoài Đức, ngày 21/8, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết sẽ làm rõ dấu hiệu và chiêu trò “trả giá cao, tạo sốt ảo” của một nhóm đối tượng tham gia đấu giá.

Hai ngày trước, huyện Hoài Đức tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức. Hơn 500 khách hàng với trên 1.500 hồ sơ tham gia đấu giá. Trải qua gần 20 tiếng với 10 vòng đấu căng thẳng, toàn bộ các lô đất đã bán đấu giá thành công. Trong đó, lô cao nhất trúng với giá 133,3 triệu đồng một m2, gấp khoảng 18,2 lần giá khởi điểm. Người trúng đấu giá sẽ phải bỏ ra gần 15,1 tỷ đồng.

Video: Giá đất đấu giá tại Hoài Đức lên đến 133 triệu đồng/m2, cao gấp đôi thị trường.

Bên cạnh lô đất trên, 11 lô khác cũng được thiết lập mức giá trên 100 triệu đồng một m2. Hai lô đất có giá trúng thấp nhất tại phiên này là 91,3 triệu đồng mỗi m2, cao gấp 12,5 lần giá khởi điểm. Trong danh sách trúng đấu giá có 5 người ở huyện Hoài Đức, còn lại đều đến từ các quận, huyện khác của Hà Nội như Thanh Xuân, Cầu Giấy, Thạch Thất.

Trước đó, ngày 10/8, 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai đã được đấu giá. Hơn 1.500 người với trên 4.200 hồ sơ hợp lệ tham gia. Lô LK03-10 có diện tích gần 65m2 có giá trúng cao nhất lên tới 100,5 triệu đồng/m2, gấp tới 8 lần giá khởi điểm.

Ngày 10/8, 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai đã được đấu giá.

15 lô khác có khởi điểm từ 955 triệu/lô đều “đội” giá lên hơn 7 tỷ đồng/lô. Đáng nói, trong danh sách trúng đấu giá, chỉ có 2 người ở địa phương. Phần lớn còn lại đến từ các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Thái Nguyên, nhiều nhất là những nhà đầu cơ đến từ huyện Mê Linh, Hà Nội.

 Video: Chiêu trò 'trả giá cao, tạo sốt ảo' qua đấu giá đất

Một chi tiết đáng chú ý là ngay sau khi hai phiên đấu giá trên kết thúc, tại các thửa đất đấu giá, nhiều môi giới đã chào bán với mức chênh lệch hàng trăm triệu đồng so với mức trúng đấu giá. Đất nền quanh khu vực cũng có biểu hiện tăng theo sóng đấu giá, dù trong quý II/2024, giá đất nền bình quân ở huyện Thanh Oai chỉ ở mức 27 đến trên 30 triệu đồng 1m2, còn ở huyện Hoài Đức cũng quanh mức từ 60 đến 70 triệu đồng 1m2. Điều đó cho thấy thông qua đấu giá đất đang có tình trạng “thổi giá”, “làm giá”.

Ông Bùi Ngọc Sơn - nguyên Trưởng phòng Kinh tế quốc tế, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới, phân tích hiện tượng trả giá cao, thổi giá nhằm đẩy giá những lô đất khác để hưởng chênh lệch rồi bỏ cọc những lô trúng giá cao chót vót không còn xa lạ. “Hiện tượng này đã từng gây ra nhiều hệ lụy cho thị trường bất động sản và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế”, ông Sơn nói.

Điều tra nhóm đối tượng 'kích sóng' đất nền ngoại thành
Có dấu hiệu “kích sóng” đất nền, tạo sốt ảo ở ngoại thành Hà Nội sau các cuộc đấu giá đất.

Đánh giá về tình trạng này, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết công tác đấu giá đất do các huyện tổ chức theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên có vài phiên giá trúng cao vọt nên Sở chủ động nắm tình hình và phối hợp với cơ quan công an điều tra làm rõ các vấn đề có liên quan.

Phải chờ một tháng nữa mới biết liệu có tình trạng bỏ cọc sau khi trả giá quá cao hay không. Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên Đài Hà Nội, kết quả của cuộc đấu giá đất tại Thanh Oai và Hoài Đức đang được môi giới, đầu cơ lấy làm thông tin để so sánh, rồi tăng giá bán khu vực xung quanh.

Chiêu trò “trả giá cao, tạo sốt ảo” có thể gây ra rất nhiều hệ lụy, làm người có nhu cầu thật không thể mua đất ở do giá bị đẩy lên quá cao. Ngoài ra, khi giá đất bị đẩy lên cao, chính quyền có thể phải đối mặt với việc đền bù cao khi tiến hành giải phóng mặt bằng để làm các công trình phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Năm nay, thị trường ghi nhận sự thay đổi rõ rệt không chỉ trong xu hướng, thị hiếu của người tiêu dùng, mà còn trong cách họ điều chỉnh ngân sách cho các sản phẩm cây cảnh.

Hà Nội tạm dừng hoạt động cơ sở bánh cốm Nguyên Ninh, bánh Jambon Thanh Hương. Đây là kết luận của Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 thành phố trong ngày 2/1.

Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu đón 22-23 triệu lượt khách quốc tế và 120-130 triệu lượt khách nội địa, tổng thu du lịch đạt 950.000 đến 1.000.000 tỷ đồng.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo ngày 3/1/2025, thời tiết tại khu vực Hà Nội khá dễ chịu với trạng thái có mây.

Tối 2/1, hàng nghìn người hâm mộ bóng đá ở TP.HCM xuống đường ăn mừng chiến thắng 2-1 của tuyển Việt Nam. Rộn rã kèn, trống khắp các tuyến đường trung tâm thành phố.

Trong dịp Tết Dương lịch 2025, Hà Nội đón khoảng 160.000 lượt khách, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước.