Điều trị tâm thần do ăn uống vô độ

Một trong những mặt trái của cuộc sống hiện đại là các vấn đề về sức khỏe tâm thần có xu hướng ngày càng gia tăng do con người phải chịu nhiều áp lực về học tập, công việc và các mối quan hệ xã hội. Chán ăn tâm thần và ăn vô độ tâm thần cũng là hệ quả của tình trạng căng thẳng, lo âu, trầm cảm, nhưng lại ít được quan tâm. Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này ở nước ta.

Một cô gái 20 tuổi đang là sinh viên một trường đại học tại Hà Nội luôn bị những cơn thèm ăn chế ngự, đồng thời lại luôn sợ bị béo phì. Cô luôn ăn uống mãnh liệt rồi lại tự gây nôn, uống thuốc nhuận tràng. Cô không hề biết mình bị bệnh ăn vô độ tâm thần. Bác sĩ Nguyễn Kim Anh - Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, sau 8 tháng những cơn ăn quá nhiều khiến cô ngày càng xấu hổ và bi quan. Cô ở lỳ trong nhà, ngại tiếp xúc với mọi người, không tham gia vào các thú vui trước đây như đi chơi, đi sinh hoạt câu lạc bộ tại trường và trở nên cáu kỉnh, bực tức, kéo theo kết quả học tập kém.

Theo hiệp hội ăn uống quốc gia Mỹ, 40-60% các em từ 6-12 tuổi lo lắng về cân nặng, béo phì. Gần 69% các em quan tâm đến các bức ảnh trên các phương tiện truyền thông về hình dáng được cho là hoàn hảo. Những hình ảnh này khiến các em muốn giảm cân. Và 47% cho biết những hình ảnh khiến các em muốn giảm cân. Cũng từ đây dẫn đến tình trạng rối loạn chức năng trong não dẫn đến bệnh chán ăn tâm thần hoặc ăn vô độ tâm thần. Thạc sĩ tâm lý Bùi Văn Toàn – Viện sức khỏe tâm thần T.Ư cho hay, căng thẳng và xấu hổ vì bị chê bai, cười nhạo vì tình trạng thừa cân béo phì là nguyên nhân đầu tiên và cũng là yếu tố quan trọng khiến thanh thiếu niên đặc biệt là nữ giới mắc chứng rối loạn ăn vô độ tâm thần.

ThS.BS Vũ Sơn Tùng và ThS.BS Nguyễn Kim Anh chia sẻ về hệ lụy chứng ăn uống vô độ tâm thần.

Qua thực tế tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân tâm thần và ăn vô độ tâm thần, các bác sĩ viện sức khỏe tâm thần T.Ư cho biết, người bệnh thường dùng các biện pháp cực đoan để giảm tác dụng gây béo của đồ ăn. Bên cạnh việc nhịn ăn hoặc tập thể dục quá mức, nhiều người chọn cách nhịn ăn hoặc thuốc nhuận tràng từ đó dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, mất cân bằng nội tiết tố, loạn nhịp tim. ThS.BS Vũ Xuân Tùng khuyến cáo nếu không được can thiệp kịp thời bệnh nhân dễ rơi vào trầm cảm nặng nề thậm chí tự sát.

Hiện nay tỷ lệ người ăn vô độ tâm thần đi khám tâm thần vẫn còn ít. Đa số họ thường khám tiêu hoá do các rối loạn, tổn thương ở dạ dày. Do đó, hầu như khi đến Viện Sức khoẻ tâm thần bệnh nhân đều nặng và có các rối loạn trầm cảm lo âu khác. Do đó các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh cần được đến khám và điều trị tại đúng chuyên khoa Tâm thần để tìm ra nguyên nhân gây bệnh để điều trị hiệu quả nhất. Nếu phát hiện sớm và được can thiệp bằng thuốc, điều trị tâm lý và điều trị các hệ quả của bệnh ăn vô độ tâm thần như tổn thương dạ dày, tai mũi họng thì sẽ khỏi hoàn toàn./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Vừa qua, Bộ Y tế và Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam đã phát động hiến mô tạng “cho đi là còn mãi” tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư mới quy định về phương pháp định giá dịch vụ khám chữa bệnh và điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73.

Việc khám sàng lọc khiếm thính, phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh về chức năng nghe cho trẻ mầm non là rất quan trọng. Đây là một trong những hoạt động quan trọng của Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh của thành phố đã và đang được triển khai miễn phí tại 10 quận, huyện ở Hà Nội.

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 21/2024/TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP.

Báo cáo của gần 700 cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước cho thấy, chỉ tính riêng năm 2023 đã có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Theo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, người mắc sởi trong thời gian gần đây tiếp tục gia tăng, đặc biệt là nhóm trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi và trên 11 tuổi, mặc dù nhiều trẻ đã được tiêm phòng.