Điều trị thành công bệnh tự kỷ nếu can thiệp sớm

Phát hiện sớm và can thiệp sớm với trẻ tự kỷ trước tuổi đi học có thể tác động to lớn tới khả năng học các kỹ năng và sự hoà nhập xã hội của trẻ, cũng như giảm việc chi trả những khoản kinh phí lớn cho can thiệp khi trẻ lớn lên. Đây là nhận định được đưa ra tại 'Hội thảo phát hiện sớm, can thiệp giáo dục sớm trẻ rối loạn lan tỏa phổ tự kỷ ở tuổi mầm non' diễn ra sáng nay 9/11 tại Hà Nội.

Theo các đại biểu, tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa ở mức độ từ nhẹ đến nặng, khởi phát sớm từ khi trẻ còn nhỏ (thường là trước 3 tuổi) và diễn biến kéo dài. Biểu hiện chung của rối loạn tự kỷ là những khiếm khuyết về ngôn ngữ, tương tác xã hội, giao tiếp và những hành vi định hình cùng với ý thích bị thu hẹp. Bên cạnh đó, trẻ thường có những rối loạn đi kèm về cảm giác và các triệu chứng tăng động, giảm chú ý, động kinh, chậm phát triển…. Giai đoạn vàng để điều trị cho trẻ tự kỷ thường là từ 2 – 4 tuổi.

PGS.TS.BS. Nguyễn Võ Kỳ Anh (Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người) cho biết: "Giai đoạn vàng để có thể cam thiệp là dưới 3 tuổi, khó khăn hiện nay là phát hiện muộn, giáo viên mầm non có khi phát hiện ra nhưng bố mẹ lại k chấp nhận hiện thực đó làm quá trình can thiệp bị chậm."

Bà Vũ Huyền Trinh (Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo) chia sẻ: "Hàng năm, Bộ GD&ĐT thường xuyên tổ chức các hoạt động bồi dưỡng tăng cường năng lực, trong đó có can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trong cơ sở mầm non, đặc biệt, chúng tôi chú trọng đến giáo dục cá nhân cho trẻ để đảm bảo cơ hội học tập của các bé."

Theo thống kê chưa đầy đủ của ngành giáo dục, tự kỷ là một trong những khuyết tật phổ biến nhất ở trường học, chiếm 30% số trẻ mắc các khuyết tật học đường.  Thông qua hội thảo, các chuyên gia mong muốn nâng cao nhận thức của giáo viên và cha mẹ trong việc phát hiện sớm, can thiệp ở độ tuổi mầm non nhằm giảm thiểu tổn thương về thể thất, tinh thần cho trẻ trong quá trình phát triển; Đồng thời tăng cường hợp tác giữa trường mầm non và các cơ sở can thiệp để giáo dục sớm trẻ tự kỷ có hiệu quả./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết

user image
user image
User
Ý KIẾN

Các bệnh truyền qua thực phẩm, đặc biệt là qua các thực phẩm tái, thực phẩm sống hiện nay hay gặp ở người thường do các nguyên nhân như: bệnh liên cầu lợn, bệnh sán não, bệnh liên quan ký sinh trùng... Gần đây, các bệnh viện liên tiếp tiếp nhận các ca bệnh này.

Một bệnh nhân nữ 38 tuổi, bị ung thư vú đã điều trị cách đây ba năm ở Thái Nguyên. Sau 13 năm, chị mới làm IVF thành công nhưng lại bị ung thư tái phát di căn. Đến nay thai đã được 34 tuần, trước diễn biến bệnh tình phức tạp của bệnh nhân, sáng ngày 5/12, ekip các bác sĩ bệnh viện K và bệnh viện Phụ sản Trung ương đã quyết định mổ bắt con cho thai phụ.

Theo Cục Y tế dự phòng, gần đây, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận các thông tin về việc gia tăng các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp và các trường hợp mắc cúm A(H5/N1), Covid-19 tại một số quốc gia như Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Campuchia...

Mới đây, Bệnh viện đa khoa Đức Giang đã mổ cấp cứu thành công cho nam thanh niên 34 tuổi ở Thường Tín, Hà Nội bị thanh sắt dài 40 cm đâm xuyên qua vùng bẹn xuyên qua bờ trên khớp háng và xuyên thủng ra sau mông bên phải. Dự kiến khoảng hai tuần nữa bệnh nhân có thể xuất viện.

Tuần qua (từ ngày 24/11 đến 1/12), trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận 1.715 trường hợp sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã, đã giảm hơn 520 ca so với tuần trước đó.