Đình chỉ hoạt động cơ sở chưa điều chỉnh nghiệm thu PCCC
Công ty TNHH may xuất khẩu DHA thuộc diện phải điều chỉnh, bổ sung về PCCC theo kế hoạch 151 của UBND thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, sát ngày thực hiện nghiệm thu, các vi phạm, tồn tại về trang thiết bị PCCC vẫn chưa được khắc phục.

Cơ sở không có thiết bị báo cháy, chữa cháy tự động. Bình chữa cháy như bị giấu kín. Nhiều thiết bị dập lửa, cứu hỏa cũng bị hàng hóa quây xung quanh, thậm chí bị che khuất.
Kiểm tra việc vận hành hệ thống vòi chữa cháy cho thấy nước chảy yếu, áp suất nước không đạt yêu cầu. Với hiện trạng này, không thể đáp ứng yêu cầu chữa cháy.
Ông Nguyễn Xuân Hùng, PGĐ Công ty TNHH may xuất khẩu DHA, huyện Thanh Oai, cho biết: "Hiện tại, công ty chúng tôi vừa hết thời gian thuê đất nên chưa dám đầu tư hệ thống PCCC. Mới được thuê lại nên sẽ điều chỉnh sau".

Xưởng sản xuất cơ khí Phong Anh, huyện Thanh Oai, cũng thuộc số 114 cơ sở phải điều chỉnh phương án phòng cháy phục vụ kiểm ra, nghiệm thu trước khi đưa vào hoạt động. Nhưng cơ sở chấp nhận kéo dài thời gian dừng sản xuất vì chưa kịp thay đổi, điều chỉnh.
Bà Bùi Thị Hạnh, Công ty TNHH cơ khí Phong Anh, cho biết: "Thời gian này chúng tôi đang hoàn thiện các yêu cầu làm bể nước nổi, bể ngầm… Sau khi xong, sẽ tiến hành các khâu tiếp theo để đảm bảo yêu cầu trước khi đưa vào sử dụng".

Toàn huyện Thanh Oai có 114 cơ sở phải điểu chỉnh, bổ sung để đảm bảo nghiệm thu PCCC trước ngày 30/06 tới. Tuy nhiên, hiện mới có 38 cơ sở thực hiện xong việc khắc phục. Còn 76 đơn vị chưa hoặc đã điều chỉnh nhưng chưa đáp ứng yêu cầu nghiệm thu PCCC.
Trung tá Phạm Duy Huỳnh, Phó Đội trưởng Đội cảnh sát PCCC&CNCH, Công an huyện Thanh Oai cho biết: "Với công trình quá thời hạn mà không đảm bảo thì chúng tôi bắt buộc có biện pháp mạnh tay hơn như đình chỉ hoạt động. Nếu lén lút hoạt động thì sẽ có sự vào cuộc của các cấp chính quyền".
Nhiều công ty vẫn lựa chọn đứng ngoài cuộc chơi chứng khoán, dù sở hữu tiềm lực mạnh.
Kinh tế tư nhân chính là động lực quan trọng, là chìa khóa để kinh tế Việt Nam cất cánh trong giai đoạn tiếp theo.
Nhà nước, chính quyền cần tạo điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp - nền tảng giúp đất nước ngày càng đi lên, tuy nhiên lưu ý những quy tắc để tránh vượt qua lằn ranh đạo đức và pháp luật.
Phần lớn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa đều hạn chế về tiềm lực tài chính và khả năng cạnh tranh, dẫn đến khó khăn trong khả năng tiếp cận vốn.
Kinh tế tư nhân đã trỗi dậy mạnh mẽ, trở thành một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế và ngày càng thể hiện là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Áp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin vào quy trình sản xuất và chuyển đổi số, đang trở thành xu thế tất yếu của các doanh nghiệp trong ngành dệt may.
0