Định danh cuộc gọi vẫn chưa thể ngăn chặn lừa đảo

Theo quy định, tất cả các số điện thoại của các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông gọi đến người dân đều hiển thị tên định danh “BO TTTT”. Tuy nhiên, nhà mạng chưa thể đảm bảo an toàn thông tin cá nhân, nên kẻ lừa đảo vẫn có thể lợi dụng sơ hở để thao túng tâm lý dẫn đến việc người nghe bị mất tiền.

Để không làm phiền đến cuộc sống riêng, anh Lương Bá Sơn, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy đã sử dụng hai số điện thoại cho công việc và gia đình. Tuy nhiên mỗi ngày, anh Sơn không tránh khỏi hàng chục cuộc gọi lừa đảo hoặc quảng cáo.

Anh Sơn cho biết: “Mình cảm thấy bị làm phiền và rất khó chịu. Có cái số điện thoại để làm ăn thì lại hay bị người ta gọi mời mua cổ phiếu, đến hội thảo rồi gửi tài liệu các loại, rất bức xúc”.

Mỗi ngày, anh Sơn không tránh khỏi hàng chục cuộc gọi lừa đảo hoặc quảng cáo.

Việc định danh những số điện thoại có tương tác với người dân đã phát huy những hiệu quả tích cực. Đặc biệt là ngăn chặn tình trạng các đối tượng thực hiện cuộc gọi mạo danh cơ quan chức năng, Ban, ngành, tổ chức… để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Việc định danh những số điện thoại đã phát huy những hiệu quả tích cực nhưng chưa phải là giải pháp toàn diện.

Mặc dù vậy, giải pháp định danh số điện thoại chưa phải là giải pháp toàn diện nhằm ngăn chặn các cuộc gọi lừa đảo. Thời gian gần đây, Công an Thành phố Hà Nội đã ghi nhận nhiều nạn nhân đến trình báo cơ quan chức năng về việc bị các đối tượng lừa đảo gọi điện mạo danh là công an, viện kiểm sát, luật sư… để lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền lên tới vài chục tỷ đồng.

Nhiều nạn nhân đến trình báo cơ quan chức năng về việc bị các đối tượng lừa đảo gọi điện mạo danh là Công an, Viện kiểm sát, Luật sư… để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ông Nguyễn Văn Chiến - Nguyên Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho biết: “Bộ Thông tin Truyền thông sẽ phải nghiên cứu để mở rộng thêm những doanh nghiệp có liên quan đến cung cấp dịch vụ cho người dân, để có thể nhận diện được những đối tượng lừa đảo, phân biệt được những đối tượng lừa đảo với cả những đơn vị là những doanh nghiệp phục vụ các dịch vụ cho người dân”.

Tình trạng lừa đảo trực tuyến đang gia tăng nhanh chóng với nhiều thủ đoạn tinh vi.

Lợi dụng sự phát triển của công nghệ, tình trạng lừa đảo trực tuyến đang gia tăng nhanh chóng với nhiều thủ đoạn tinh vi. Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về các thủ đoạn trên, tránh việc mắc bẫy của đối tượng xấu.

Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần đề cao cảnh giác, không cung cấp thông tin cá nhân, số căn cước công dân, số tài khoản ngân hàng cho bất kỳ đối tượng nào khi chưa rõ nhân thân và lai lịch của người đó. Đặc biệt không nghe lời của các đối tượng chuyển tiền vào các tài khoản đã được chỉ định,... đồng thời báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất để được hướng dẫn, xử lý kịp thời.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.

Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.

Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.

UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.

Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.

Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.