Định danh số điện thoại chống lừa đảo, cần nhưng chưa đủ

Nhiều đối tượng xấu tìm đủ mọi cách để thực hiện các vụ lừa đảo qua điện thoại nhằm chiếm đoạt tài sản có giá trị cao. Liệu những cuộc gọi, tin nhắn được định danh có đủ sức ngăn bớt những liên lạc mạo danh hay không?

Mỗi ngày anh Lương Bá Sơn (quận Cầu Giấy, Hà Nội) phải nhận từ 5-10 cuộc gọi từ số lạ, nếu không phải quảng cáo dịch vụ thì là lừa đảo.

Anh Lương Bá Sơn chia sẻ: “Mình cảm thấy là bị làm phiền, rất là khó chịu. Có cái số làm ăn của mình thì người ta hay gọi. Cổ phiếu xong, rồi mời anh đến hội thảo, rồi em gửi tài liệu cho anh... khá là bức xúc ấy”.

Anh Lương Bá Sơn phải nhận từ 5-10 cuộc gọi từ số lạ mỗi ngày.

Theo các chuyên gia, giải pháp mà Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra về định danh cuộc gọi là cần thiết trong thời đại công nghệ, phương thức và thủ đoạn phạm tội của đối tượng biến đổi khôn lường, việc lần tìm ra manh mối là cực kỳ khó khăn.

Phương thức và thủ đoạn phạm tội của đối tượng biến đổi khôn lường.

Ông Đặng Huy Hoàng, Phó Giám đốc Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam cho hay: “Khi mà chúng ta có định danh thì người dùng sẽ nhận được một cuộc gọi mà được xưng danh đúng với cái tên định danh, thì có nghĩa sự tin tưởng ở mức độ cao.

Ví dụ Bộ Thông tin và Truyền thông gọi điện xuống cho người dân trao đổi một việc, vấn đề gì đó chẳng hạn. Thế thì khi đối tượng nói tôi từ Bộ Thông tin và Truyền thông mà số điện thoại không hiển thị tên định danh thì có nghĩa đối tượng đấy đang có dấu hiệu lừa đảo”.

Ông Đặng Huy Hoàng - Phó Giám đốc Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam.

Tuy nhiên, theo ông Hoàng, nếu cho đây là giải pháp toàn diện nhằm khắc phục cuộc gọi lừa đảo thì khó giải quyết triệt để nạn lừa đảo. Các giải pháp khác cần triển khai đồng bộ là chấn chỉnh tình trạng sim rác, cuộc gọi nặc danh và nâng cao ý thức cảnh giác cho người dân.

Ông Nguyễn Văn Chiến, nguyên Phó Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam, cho rằng: “Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phải nghiên cứu để mở rộng thêm những doanh nghiệp có liên quan đến cung cấp dịch vụ cho người dân, để người ta có thể nhận diện được những đối tượng lừa đảo, phân biệt được những đối tượng lừa đảo với những đơn vị phục vụ dịch vụ cho người dân”.

Tăng cường tuyên truyền đến người dân về thủ đoạn và cách tránh bẫy lừa đảo mạo danh là việc cần thiết. Tuy nhiên, trước khi có các biện pháp hữu hiệu, triệt để hơn để ngăn chặn tội phạm lừa đảo trên không gian mạng thì người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác, tuyệt đối không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng cho người khác. Đồng thời, cần các biện pháp hữu hiệu để xử phạt những kẻ lợi dụng công nghệ để lừa đảo.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo báo cáo của Công an Thành phố, trong ngày 20/12, các Tổ công tác 141 đã kiểm tra, phát hiện 7 vụ, 10 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự, bàn giao cho đơn vị chức năng xử lý theo thẩm quyền.

Công an phường Nam Đồng, quận Đống Đa vừa hỗ trợ, giúp đỡ cụ ông ở quận Hà Đông tìm lại tài sản để quên trên xe taxi.

Ngày 26/12, TAND Cấp cao tại Hà Nội dự kiến sẽ xét xử phúc thẩm đối với Trịnh Văn Quyết và 25 bị cáo trong vụ "đại án" xảy ra tại Tập đoàn FLC và các công ty liên quan.

Nam TikToker tại Hà Nội đã bị xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng vì đăng tải nhiều video clip chứa thông tin sai sự thật về trại giam của Bộ Công an.

Thời gian qua, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội đã có nhiều phương án, kế hoạch nhằm đảm bảo TTATGT trên địa bàn. Đặc biệt, thực hiện phương án 04 của Công an Thành phố (CATP), đơn vị đã chỉ đạo các đội Cảnh sát giao thông (CSGT) tăng cường ra quân, xử lý vi phạm là nguyên nhân gây ùn tắc, tai nạn giao thông tại các ngã tư.

Nhằm xóa bỏ các điểm nóng về vi phạm trật tự đô thị trên toàn địa bàn, mới đây Ban chỉ đạo 197 quận Ba Đình đồng loạt tổ chức ra quân, huy động mọi lực lượng xử lý nhiều trường hợp tái diễn vi phạm, đảm bảo đường thông hè thoáng, phục vụ nhân dân đi lại an toàn.