'Đoài Melody' thu hút hàng nghìn du khách đến Sơn Tây
Chương trình bao gồm các trích đoạn opera nổi tiếng và một số tác phẩm có giá trị của nền âm nhạc Việt Nam, thu hút rất nhiều người dân đến không gian mở phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây để thưởng thức.
20 giờ tối, khi bắt đầu chương trình, không gian xung quanh sân khấu tại phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây đã chật kín. 64 năm sinh sống ở thị xã Sơn Tây, đây là lần đầu tiên bà Đỗ Thị Kim Nhung được thưởng thức những giai điệu đẹp đẽ, trong đó có ca khúc “Sơn Tây Thành cổ” – một trong những ca khúc do Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Lê Đại Thăng phổ nhạc, được Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Honna Tetsuji, thể hiện.
Bà Đỗ Thị Kim Nhung (phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi được sinh ra và lớn lên ở đây đã 64 năm nhưng lần đầu tiên có một chương trình ca nhạc mà người ta hay nói là ca nhạc quý tộc đã có ở Sơn Tây. Rất mong sẽ có nhiều chương trình như này nữa để người dân nơi đây được tiếp cận, nhất là thế hệ trẻ vì đây là một nền âm nhạc kén người nghe. Hôm nay cũng là buổi người Sơn Tây được nghe lại những bài ca đi cùng năm tháng của người Hà Nội. Rất là vui và xúc động. Chương trình được tổ chức rất là quy mô, cầu kì và hoành tráng nhất từ trước tới nay".
Những ca khúc về Sơn Tây, những ca khúc về Hà Nội kiêu hùng được chuyển soạn cho dàn nhạc giao hưởng mang lại âm hưởng mới mẻ, độc đáo. Bà Hoàng Thúy Hòa (phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội) khi biết chương trình được trình diễn tại quê nhà, đã không ngần ngại đi 30 km để được nghe buổi hòa nhạc đặc sắc về xứ Đoài, về Hà Nội thân yêu: "Tôi về Sơn Tây cũng là nơi chôn rau cắt rốn. Hôm nay, tôi rất tự hào vì đã có buổi hoà nhạc về Sơn Tây".
Trong phần kết chương trình, nhạc trưởng Honna Tetsuji cùng Dàn nhạc giao hưởng quốc gia trình diễn những bản giao hưởng kinh điển: Phiên chợ Ba Tư, Vũ khúc Hungary số 6, Cuộc diễu hành của những người lính Thụy Sĩ.
Chương trình không chỉ đem nhạc thính phòng đến gần hơn với người dân mà còn góp phần thúc đẩy phát triển văn hóa - du lịch, nghệ thuật qua âm nhạc, nhằm phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô trong giai đoạn mới.
Tối 22/12, Chương trình chính luận nghệ thuật “Khúc quân hành vang mãi non sông” được tổ chức tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long đã tái hiện hành trình đầy tự hào của Quân đội Nhân dân Việt Nam, đồng thời là món quà âm nhạc tri ân những người lính Cụ Hồ đã và đang ngày đêm gìn giữ hòa bình đất nước, lan tảo niềm tự hào, ý chí và tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Chương trình chính luận nghệ thuật “Khúc quân hành vang mãi non sông” do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, đã mang tới cho khán giả Thủ đô cảm xúc hào hùng, lắng đọng.
Chỉ còn hai ngày nữa là diễn ra đêm Chung kết Cuộc thi 'Tiếng hát Hà Nội 2024'. Các thí sinh bước vào giai đoạn luyện tập quan trọng với dàn nhạc, mong có được phần trình diễn hoàn hảo nhất.
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, tối 22/12, tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), Đài Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật “Khúc quân hành vang mãi non sông”.
Tối 22/12, chương trình chính luận nghệ thuật “Khúc quân hành vang mãi non sông” do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024) đã diễn ra tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội), tái hiện hành trình đầy tự hào của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Sau khi dừng chân gây nhiều tiếc nuối tại Chị đẹp đạp gió 2024, Hạnh Sino chia sẻ về gia đình nhỏ và sự nghiệp trong tương lai. Bắt đầu một hành trình với thiên chức mới, nữ ca sĩ nhận ra nhiều điều đặc biệt hơn so với những trải nghiệm trước đây.
0