Đoàn công tác Nhóm 6 làm việc tại TP.HCM

Sáng nay 18/10 , đoàn khảo sát nhóm 6 - Ban Chỉ đạo tổng kết Trung ương do Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Phó trưởng nhóm 6 làm Trưởng đoàn làm việc với Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh về một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN trong 40 năm qua trên địa bàn.

Tham dự buổi làm việc có : Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Văn Nên; Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng lý luận TW Tạ Ngọc Tấn – thường trực ban chỉ đạo; Phan Chí Hiếu- Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; Bùi Trường Giang- Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương; Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Nguyễn Doãn Toản, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên Giáo Thành uỷ Hà nội cùng nhiều đại biểu đại diện nhiều cơ quan , đơn vị của TW và TP.HCM.

Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng Phó Trưởng Nhóm 6, Trưởng đoàn phát biểu

Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Phó Trưởng Nhóm 6, Trưởng đoàn Đinh Tiến Dũng trong nội dung định hướng thảo luận nhấn mạnh: cần tập trung làm rõ những bài học lớn, những kinh nghiệm thực tế hay sau 40 năm đổi mới, đặc biệt là giai đoạn tăng tốc toàn diện trong 10 năm gần đây. Nêu rõ:  hiện nay, ở quy mô cả nước, trong đó TPHCM là địa bàn  có rất mô hình hay, sáng tạo, những kinh nghiệm quý báu trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội; những thành tựu trong nhận thức và vận dụng vào thực tế phát triển; sự đổi mới tư duy, xây dựng các cơ chế chính sách đặc thù…. 

Nêu thực tế các mô hình, cách thức, đặc biệt nhấn mạnh vấn liên quan tới tự chủ , tăng trách nhiệm cũng như giao đủ thẩm quyền, chịu trách nhiệm toàn diện  để thực hiện các nhiệm vụ, Uỷ viên Bộ Chính Trị, Bí thư thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng, trưởng đoàn công tác cũng đã nêu một số ví dụ thực tiễn cho thấy tính cần thiết của tinh thần nêu trên. Cụ thể như: “giao tự chủ đại học nhằm giảm mật độ dân cư tại nội đô sẽ có điều kiện giải quyết được vấn đề ùn tắc giao thông; Giảm nhiễm môi trường cần được phối hợp chặt chẽ với nhiều địa phương đơn vị và rõ về trách nhiệm; Công tác liên kết vùng thủ đô (như đầu tư vành đai 3, vành đai 4); Vấn đề tôn tạo di tích văn hoá nội đô … cũng rất cần được xây dựng cơ chế hướng mạnh theo tinh thần giao đủ thẩm quyền trong quá trình quyết định và thực hiện .

Toàn cảnh Hội nghị

Khẳng định tính cần thiết việc đẩy mạnh chia sẻ kinh nghiệm vì TP.HCM có nhiều điểm tương đồng nhưng đã đi trước nhiều địa phương khác về cách làm  và có sự mạnh dạn trong đổi mới tư duy sáng tạo; do đó việc này rất cần thể hiện  rõ nét hơn nữa trong việc đổi mới các cơ chế đặc thù ở từng giai đoạn”.

Theo đó, “Những kinh nghiệm được chia sẻ cũng là căn cứ để có thể nghiên cứu định hướng, thể chế hoá cho Thủ đô Hà Nội, trong đố có nghiên cứu phát triển tư duy sáng tạo, công tác sắp xếp địa giới hành chính, phát triển kinh tế theo hướng chuyển đổi số, bảo tồn di sản, xây dựng thể chế, chính sách, phát triển nhà ở theo dự án quy mô và đồng bộ…để cùng nhau phát triển đất nước”.

Tại chương trình làm việc, đã có nhiều đề xuất, kiến nghị quan điểm, định hướng, nội dung, giải pháp tiếp tục thúc đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.

(VP thường trú đài Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 4/11, tại Hội trường Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ 4, năm 2024, đã tổ chức phiên trù bị. Tham dự của 250 đại biểu là những người gương mẫu, tiêu biểu, đại diện cho các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn thành phố.

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sáng nay Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm thì việc tổng hợp, lấy ý kiến người dân với dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật là vô cùng quan trọng. Song, công việc này vẫn còn hình thức và chưa mang lại hiệu quả cao. Đây là phản ánh của đại biểu Quốc hội về chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong phiên thảo luận 4/11.

Phát biểu tại phiên họp Quốc hội chiều 4/11, Đại biểu Nguyễn Tri Thức - Đoàn ĐBQH TP. HCM đề nghị Chính phủ quan tâm quản lý các trang thông tin trên mạng xã hội, các phương tiện truyền thông để kiểm soát các hoạt động mua bán sữa mẹ trái phép và cần có các chính sách để vận động hiến tặng sữa mẹ, giống chính sách vận động hiến máu tình nguyện.

Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội sáng 4/11, các đại biểu đã bày tỏ sự quan tâm đến nhiều vấn đề nóng của xã hội trên các lĩnh vực: lao động việc làm, y tế, giáo dục... Đặc biệt là những vấn đề cần quan tâm sau siêu bão Yagi vừa qua.

Phát biểu tại phiên họp Quốc hội sáng 4/11, đại biểu Nguyễn Văn Huy - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình kiến nghị nhân dân và cử tri mong muốn xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân lợi dụng tình hình khẩn cấp để trục lợi.