Doanh nghiệp bất động sản khó khăn về vốn

Lượng hàng tồn kho lớn cùng những áp lực về đáo hạn trái phiếu, các ngân hàng siết các điều kiện cho vay khiến doanh nghiệp bất động sản loay hoay trong bài toán xoay xở dòng tiền.

Theo dữ liệu từ Vietstock Finance, đến hết quý II năm nay, lượng tồn kho của 110 doanh nghiệp bất động sản đã niêm yết là 490.400 tỷ đồng, phần lớn ở các dự án cũ, lượng hàng thành phẩm chưa bán hết. Những tên tuổi hàng đầu trong danh sách là: Novaland, Khang Điền, Nam Long Group, Phát Đạt...

Lượng hàng tồn kho lớn nhưng giá nhà, đất vẫn tăng cao phi lý bởi hầu hết hàng tồn thuộc phân khúc cao cấp như biệt thự liền kề trong khi nhà giá rẻ đáp ứng nhu cầu ở thực lại khan hiếm.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cho biết: “Hiện cả nước có trên 1.200 dự án tương đương với trên 30 tỷ USD nằm bất động chờ rà soát, thanh tra. Việc ách tắc pháp lý trong nhiều năm khiến tồn kho BĐS dở dang liên tục tăng, gây khó cho doanh nghiệp, khiến "sức khoẻ" tài chính của nhiều doanh nghiệp BĐS suy yếu”.

Bên cạnh khó khăn về tồn kho lớn thì việc siết cho vay BĐS từ các ngân hàng cũng khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình cảnh lao đao. TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế tài chính, cho biết: “Chúng ta biết rằng thị trường BĐS vẫn đang thiếu vốn, các ngân hàng rất cẩn thận trong các vấn đề cung cấp nguồn vốn cho thị trường BĐS, đặc biệt là khi nhiều nợ xấu là nợ xấu BĐS. Thành ra từ đây đến cuối năm, thị trường BDS vẫn còn phát triển chậm”.

Đến hết quý II năm nay, lượng tồn kho của 110 doanh nghiệp bất động sản đã niêm yết là 490.400 tỷ đồng.

Khi việc tiếp cận vốn từ ngân hàng hay trái phiếu doanh nghiệp khó hơn trước, các doanh nghiệp bất động sản buộc phải tính đến các phương án khác. Theo các chuyên gia, ngoài sự chủ động đa dạng hóa các kênh huy động vốn, tránh sự phụ thuộc vào một vài kênh truyền thống thì các doanh nghiệp buộc phải tính đến các phương án giảm giá sản phẩm, tăng thanh khoản, thu hồi vốn.

Ông Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, cho biết: “Các doanh nghiệp phải tự mình vượt qua khó khăn để hoàn thành được kế hoạch sản xuất kinh doanh. Và muốn như vậy doanh nghiệp phải tập trung nguồn lực để hoàn thành dứt điểm những dự án đã có điều kiện để hoàn thành và có thể kinh doanh được. Về mặt giá cả, doanh nghiệp cũng phải xem xét giá cả phù hợp trong điều kiện hiện nay để từ đó người mua có thể chấp nhận mua các dự án đó”.

Có thể thấy, từ nay đến cuối năm, dòng vốn vẫn là điểm yếu đối với các doanh nghiệp BĐS. Để giải bài toán này, bên cạnh những hỗ trợ của chính phủ, các doanh nghiệp cần nỗ lực tái cấu trúc. Quan trọng hơn, những thông tư, nghị định hướng dẫn thi hành 3 bộ luật mới cần sớm được thực thi nhằm tháo gỡ khó khăn về pháp lý cho các dự án BĐS.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 9/12 tới đây, huyện Thanh Oai, Hà Nội, tiếp tục đấu giá 19 thửa đất tại xã Đỗ Động với giá khởi điểm chỉ 5,3 triệu đồng/m².

Tại diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài PT-TH Hà Nội chủ trì tổ chức, các chuyên gia đã thảo luận chi tiết về điểm mới của Luật Đất đai 2024 trong việc định giá đất. Một trong số đó là bỏ khung giá đất và xây dựng bảng giá đất hàng năm tiệm cận với giá thị trường.

Nguồn vốn FDI đang đóng góp một phần không nhỏ vào sự khởi sắc của thị trường bất động sản. Nhiều phân khúc đang có những diễn biến tích cực nhờ nguồn vốn ngoại.

Ngày 6/12, Công ty Đấu giá hợp danh Lạc Việt và Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mỹ Đức sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 82 thửa đất tại khu lô 3 Đồng Chùa, thôn Kinh Đào, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

Sáng 21/11, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV đã thảo luận dự thảo nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Theo trang dữ liệu batdongsan.com.vn, nhu cầu tìm mua bất động sản tại Việt Nam trong tháng 10/2024 tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.