Doanh nghiệp bất động sản nỗ lực xử lý nợ trái phiếu

Từ 2023, các doanh nghiệp liên tục nỗ lực trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến câu chuyện trái phiếu bất động sản. Từ đầu năm đến nay, bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu trong việc mua lại trái phiếu, chiếm 59% tổng giá trị mua lại trước hạn, tương ứng khoảng 4473 tỷ đồng. Có thể kể đến gần đây nhất là việc Bitexco đứng ra giải quyết trái phiếu cho dự án tứ giác vàng Saigon Glory – đối diện chợ Bến Thành.

Dự án Saigon Glory đầu tháng 3/2024

Đây là dự án Saigon Glory đầu tháng 3/2024. Tập đoàn Bitexco đã đứng ra giải quyết các vấn đề liên quan đến trái phiếu của dự án này. Ngày 5/2, sau khi các nghị quyết người sở hữu trái phiếu Saigon Glory thông qua việc gia hạn trái phiếu và kế hoạch thanh toán, gần 530 tỷ đồng đã ngay lập tức chuyển cho Đại lý thanh toán là TVSI để thực hiện thanh toán 5% gốc và lãi trái phiếu. Đến thời điểm hiện tại, các nội dung gia hạn và kế hoạch thanh toán của cả 10 lô trái phiếu đều đạt tỷ lệ biểu quyết tán thành cao, từ 89,61% đến 98,33% tổng mệnh giá trái phiếu.

Ông Đinh Thế Hiển – Chuyên gia kinh tế nói rằng: "Cách đây 5 năm TP.HCM cũng có dự án ở Nguyễn Huệ rơi vào trường hợp tương tự, phải đóng băng 5 năm sau đó phục hồi cao ốc. Thì những dự án này hoàn toàn có thể biến thành tiền bình thường khi thị trường phục hồi. Những chủ đầu tư có thực lực thì họ hoàn toàn có thể sắp xếp để thanh toán theo từng đợt."

Các doanh nghiệp nỗ lực giải quyết trái phiếu bất động sản

Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam cho biết, trong tháng 2 các doanh nghiệp đã mua lại 1.595 tỷ đồng trái phiếu. Tính từ đầu năm đến nay, tổng giá trị trái phiếu đã được mua lại trước hạn đạt 9.130 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu, chiếm 59% tổng giá trị mua lại trước hạn, tương ứng khoảng 4.473 tỷ đồng.

TS Nguyễn Hữu Huân – Trưởng Bộ môn Thị trường tài chính, Đại học Kinh tế TP.HCM cũng cho hay: "Họ sẽ thương lượng với trái chủ để chuyển đổi từ nợ sang cổ phần hoặc chuyển đổi từ nợ sang tài sản với giá chiết khấu rất là cao."

Một số chuyên gia kinh tế nhận định, thị trường đang có nhiều tín hiệu tích cực sau một loạt giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp từ Chính phủ như giãn, hoãn thuế, nợ và lãi suất của ngân hàng, giảm tiền sử dụng đất... Khách quan khi nhìn từ khía cạnh khác thì thị trường đang khó khăn, vẫn rất cần sự cảm thông, thấu hiểu từ các trái chủ. Các rủi ro xấu trong 2024 sẽ khó diễn ra như các thời điểm trước đó.

Theo con số mới nhất của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam, tính đến ngày 23/02/2024, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đến hạn trong phần còn lại của năm là 258.239 tỷ đồng. Trong đó có 38% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm bất động sản với khoảng 99.234 tỷ đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau một thời gian tăng giá chóng mặt, khiến thị trường chao đảo, người dân 'choáng váng' thì đến thời điểm hiện tại, giá chung cư tại Hà Nội đã dần có sự điều chỉnh trở về với giá trị thực. Những mức giá cao ngất, phi lý trước đây của phân khúc này đã không còn được tiếp tục 'bơm thổi' mà buộc phải quay đầu. Sự đảo chiều bất ngờ nhưng đúng quy luật này chính chỉ là chỉ dấu cho thấy cơn sốt giá chung cư ảo ở Hà Nội đã hạ nhiệt.

Việc tập trung đầu tư hạ tầng giao thông một cách bài bản và đồng bộ đã ngày càng kéo gần khoảng cách bờ Đông sông Hồng với trung tâm thành phố. Vì thế, khu vực phía Đông Thủ đô thu hút nhiều dự án bất động sản, dẫn đầu làn sóng chuyển cư “làm trong phố, sống ngoại ô” của người dân Hà Nội.

Các quận, huyện của Hà Nội đã tích cực rà soát quy hoạch, xây dựng hạ tầng các vị trí đất đấu giá có nhiều tiềm năng, gần các trục đường giao thông, phù hợp với quy hoạch chung để thu hút người dân và các nhà đầu tư.

Liên quan đến công tác lập quy hoạch chi tiết cải tạo chung cư cũ, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho biết đến thời điểm hiện tại mới chỉ có quy hoạch chi tiết Khu tập thể Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) gửi về Sở lấy ý kiến trước khi trình UBND Thành phố phê duyệt.

Trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú 2020 đang được lấy ý kiến, Bộ Công an đề xuất bổ sung nhiều loại giấy tờ công dân có thể dùng khi đăng ký thường trú.

Bộ Tài chính đang tổ chức lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, bám sát Luật Đất đai 2024. Vẫn còn một số nội dung cần được tiếp tục hoàn thiện để sát với thực tế.