Doanh nghiệp BĐS 'nhìn trước ngó sau' với nhà ở xã hội

Tiềm năng và dư địa phát triển phân khúc nhà ở xã hội còn lớn nhưng với các chính sách như hiện tại, đa phần doanh nghiệp bất động sản vẫn nhìn trước ngó sau với phân khúc này.

TPHCM hiện là một trong những địa phương có nhu cầu về nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ và nhà ở cho công nhân lớn nhất cả nước. Nhưng trên thực tế, việc đầu tư và triển khai thực hiện các loại hình nhà ở này trên địa bàn thành phố chưa đáp ứng nhu cầu. Tiềm năng và dư địa phát triển phân khúc nhà ở xã hội còn lớn nhưng với các chính sách như hiện tại, đa phần doanh nghiệp bất động sản vẫn nhìn trước ngó sau với phân khúc này.

Thủ tục làm nhà ở xã hội lâu hơn làm nhà ở thương mại?

Là doanh nghiệp (DN) rất tâm huyết trong việc phát triển nhà ở cho công nhân, người thu nhập thấp, đại diện công ty Lê Thành cho biết: Hầu hết các dự án khởi công xong để đó là do pháp lý chưa hoàn chỉnh. Thậm chí thủ tục làm nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội (NOXH) còn lâu hơn thủ tục làm nhà ở thương mại.

Cần chính sách thu hút đầu tư vào nhà ở xã hội

Ông Lê Hữu Nghĩa - Tổng Giám đốc Công ty Lê Thành cho biết: ''Hiện DN đang thực hiện hai dự án NOXH với tổng số hơn 2.000 căn hộ. Thế nhưng, chúng tôi đang vướng mắc ngay khâu chấp thuận đầu tư.

Một dự án của chúng tôi đã điều chỉnh xong quy hoạch cục bộ và khớp toàn bộ thông số nhưng việc chấp thuận đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) còn khá chậm. Dự án thứ hai, chúng tôi đang xin chấp thuận đầu tư phù hợp với quy hoạch chung. Chúng tôi được điều chỉnh hệ số lên 1,5 lần theo quy định của Nghị quyết 98 và Luật Nhà ở khi làm NOXH, đây là vấn đề được ưu đãi. Sở Quy hoạch - Kiến trúc, UBND quận huyện, cũng như UBND TP có văn bản chấp thuận về chỉ tiêu quy hoạch này rồi nhưng sở KH-ĐT vẫn không cho điều chỉnh''.

Mới chỉ đạt 2,39% mục tiêu nhà ở xã hội

Đến hết quý II/2023, TP.HCM đã hoàn thành, đưa vào sử dụng hai dự án với quy mô 623 căn hộ. Có bảy dự án NOXH và nhà lưu trú công nhân đang thi công với quy mô gần 5.000 căn. Ngoài ra, TP.HCM có 82 dự án đang được thống kê để theo dõi trong kế hoạch phát triển NOXH.

Giai đoạn còn lại, thành phố phấn đấu phát triển 2,4 triệu m2 sàn. Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường nhìn nhận việc thực hiện mục tiêu nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025 đến nay chỉ mới đạt khoảng 2,39%, thấp hơn rất nhiều so với kỳ vọng.

TP.HCM cần có những chính sách tạo đột phá để tháo gỡ được nút thắt

Ông Bùi Xuân Cường cho biết: ''Tổng rà soát lại hiện nay, UBND thành phố đang tập trung cố gắng điều chỉnh mục tiêu 1,15 triệu mét vuông như đại biểu có nói là 46%. Nhưng với tình hình hiện nay, khi có Nghị quyết 98 của Quốc hội, chúng ta đã triển khai khoản 3 điều 6 gắn với các công tác về quy hoạch, quỹ đất của NOXH, và gần đây là Luật Nhà ở 2023 đã được thông qua và có hiệu lực từ 1/1/2025, UBND thành phố sẽ nỗ lực với các nhóm giải pháp như đoàn giám sát đã chỉ ra. Hiện nay, chúng tôi cũng sẽ cố gắng giữ mục tiêu''.

Theo đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất một triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030" của Chính phủ, TP.HCM được giao đến năm 2030 hoàn thành 69.700 căn. Trong đó, giai đoạn 2021-2025 hoàn thành 26.200 căn, giai đoạn 2026-2030 hoàn thành 43.500 căn. Để mục tiêu này thành hiện thực, thành phố cần những bước đi hợp lý.

Ông  Lê Hữu Nghĩa cho biết: ''Hiện nay tôi cho rằng quan trọng nhất là chính sách. Vấn đề này quyết định gần 70% để thu hút các DN tham gia các dự án NOXH, tiếp đó mới là tài chính và ưu đãi cho DN làm NOXH''.

Có thể nói, để các doanh nghiệp tham gia đầu tư NOXH, TP.HCM cần có những chính sách tạo đột phá để tháo gỡ nút thắt, từ đó thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội,

Đặc biệt, việc thông qua Luật Nhà ở sửa đổi mới đây, với nhiều quy định mới gỡ khó cho người mua và chủ đầu tư phát triển dự án, nhà ở xã hội kỳ vọng sẽ tạo sức hấp dẫn, thu hút thêm nhiều doanh nghiệp tham gia phát triển, cũng như tăng khả năng tiếp cận loại hình nhà ở này cho người thu nhập thấp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo chỉ đạo của Chính phủ, từ ngày 1/8/2024 đến trước ngày 30/6/2025, Hà Nội tiến hành kiểm kê đất đai và quyết tâm hoàn thành Dự án đầu tư xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trong năm 2025.

Sau một thời gian tạm lắng, giá rao bán đất nền ven đường Vành đai 4 tiếp tục được đẩy lên. Nhiều chuyên gia cho rằng đất tại các khu vực này từng tăng giá nhiều lần, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ trước khi xuống tiền.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599 ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 trên địa bàn thành phố.

Theo Luật Đất đai 2024, giá đất được xây dựng theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, hiểu giá trị trường như thế nào? Làm sao có bảng giá đất phù hợp? Những câu hỏi này xuất phát từ rất nhiều vướng mắc trong thực tiễn đòi hỏi cơ quan chức năng phải giải quyết.

Xu hướng bất động sản thế giới hướng đến tiêu chí xanh và Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc đua này. Số lượng dự án xanh hiện tại vượt xa mục tiêu đề ra, cho thấy nỗ lực chuyển đổi mạnh mẽ của ngành bất động sản Việt Nam.