Doanh nghiệp cần hỗ trợ cho giai đoạn nước rút cuối năm

Thời điểm này là giai đoạn doanh nghiệp đang chạy nước rút để hoàn thành kế hoạch của năm, nhưng số doanh nghiệp rời bỏ thị trường, tạm ngừng hoạt động vẫn chưa giảm. Điều này cho thấy khó khăn vẫn còn tồn tại và cần hỗ trợ để chạy đua cho giai đoạn nước rút sản xuất cuối năm.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho biết, 10 tháng đầu năm nay, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 81 nghìn, tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm trước. 50,7 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 26%. 14,7 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 4,5%. Bình quân một tháng có 14,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Có nhiều nguyên nhân khiến doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường như chưa được trang bị kỹ càng trước khi gia nhập thị trường; những hạn chế cố hữu của doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa được giải quyết căn bản; năng lực cạnh tranh, năng lực đổi mới sáng tạo còn thấp, môi trường kinh doanh mặc dù đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn nhiều rào cản… Nhiều doanh nghiệp suy giảm đơn hàng, không có thị trường tiêu thụ sản phẩm, trong khi đó trái phiếu doanh nghiệp đến kỳ đáo hạn, vốn vay ngân hàng đến kỳ phải trả.

Trong bối cảnh đó, cần tiếp tục có các giải pháp giảm chi phí cho doanh nghiệp, tăng cường khả năng tiếp cận nguồn lực từ các gói hỗ trợ của nhà nước.

Theo các chuyên gia, hiện nay cải cách thể chế kinh tế là vấn đề quan trọng. Vì vậy, trong ngắn hạn, cần tập trung kiểm soát việc ban hành quy định mới để không làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp.

Không ban hành quy định mới nếu chưa cấp bách. Nếu buộc phải ban hành, cần tính đến khó khăn hiện nay của doanh nghiệp từ đó có lộ trình áp dụng hợp lý, thời gian cần thiết để doanh nghiệp chuẩn bị tuân thủ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khoảng trống tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa (doanh nghiệp SME) ở Việt Nam ước tính khoảng 24 tỷ USD - gấp 2,11 lần mức cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện tại.

Thị trường sản phẩm Halal tại Trung Đông đầy tiềm năng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng nhiều doanh nghiệp chưa tận dụng cơ hội khai thác.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) khuyến cáo doanh nghiệp thường xuyên theo dõi thông tin, trao đổi với đối tác để nắm bắt thông tin sớm về khả năng bị điều tra phòng vệ thương mại mặt hàng xuất khẩu.

Sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử đã hỗ trợ tích cực cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của Việt Nam cũng như của châu Á, Vinamilk vừa được vinh danh tại hạng mục Green Leadership (Lãnh đạo xanh) theo Giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á.

Tổng giá trị sản xuất kinh doanh của 6 doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng ước đạt gần 30.000 tỷ đồng, bằng 94% so với cùng kỳ năm 2023 nhưng chỉ đạt 45% kế hoạch năm 2024.