Doanh nghiệp chuyển đổi xanh để phát triển bền vững
Mục tiêu các quốc gia trong đó có Việt Nam giảm phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050 là điều cấp bách phải thực hiện. Trong đó, bên cạnh nỗ lực của Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp cần cùng nhau chuyển đổi tư duy, bắt tay vào hành động.
Từ năm 2012, chiến lược phát triển bền vững trong đó chuyển đổi xanh là trọng tâm, được xác định là hướng đi chính của Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk. Bước đầu doanh nghiệp xây dựng lộ trình cắt giảm phát thải bằng việc chuẩn hóa phương pháp đo lường và kiểm kê khí nhà kính theo ISO 14064 cho toàn bộ 13 nhà máy, sau đó, thực hiện chuyển đổi sang sử dụng năng lượng mặt trời tại các đơn vị. Những giải pháp này không chỉ giúp doanh nghiệp giảm phát thải mà còn giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu suất.
Ông Lê Hoàng Minh, Giám đốc điều hành sản xuất Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk cho biết: "Năng lượng bio mart giúp chúng tôi tiết kiệm 10 - 15 % chi phí sản xuất so với nhiên liệu hoá thạch, năng lượng mặt trời tiết kiệm 10 - 19% so với năng lượng từ EVN. Tổng lượng phát thải tương đương với trồng 7 triệu cây xanh".
Các doanh nghiệp khi bước vào chiến dịch chuyển đổi xanh trước hết cần kiểm kê khí nhà kính để biết được tổng lượng phát thải của doanh nghiệp là bao nhiêu, quy mô phát thải ở lĩnh vực nào là nhiều nhất.
Sau đó, để đạt được hiệu quả cao, các doanh nghiệp nên kết hợp nhiều giải pháp xanh, bao gồm: sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, đầu tư vào công nghệ tiên tiến giúp giảm thiểu ô nhiễm và tăng hiệu quả sản xuất; áp dụng các giải pháp chuyển đổi số để tối ưu hóa quy trình sản xuất và quản lý và đặc biệt nâng cao nhận thức và kỹ năng của nhân viên về sản xuất xanh thông qua các chương trình đào tạo và giáo dục liên tục.
Theo đánh giá, trong 3 nhân tố của phát triển bền vững ESG (môi trường, xã hội và quản trị), bên cạnh kinh tế, yếu tố xã hội và môi trường chưa được các doanh nghiệp lưu tâm.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho hay: "Từ trước đến nay, các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa, chỉ quan tâm đến yếu tố kinh tế, yếu tố quản trị, môi trường và xã hội chưa được quan tâm. Đó cũng chính là mong muốn của xã hội, tạo ra những giá trị xã hội, giá trị môi trường nhiều hơn".
Chuyển đổi xanh đối với doanh nghiệp là một cuộc cách mạng, bởi trong lộ trình thực hiện sẽ gặp phải những khó khăn trong tài chính, công nghệ và con người. Nhưng khi thay đổi tư duy, các doanh nghiệp sẽ nhận thấy những giá trị bền vững mang lại cho cộng đồng và chính doanh nghiệp trong dài hạn.
Sau chuỗi ngày giảm, giá vàng trong nước đảo chiều tăng mạnh, với giá vàng miếng hầu hết các thương hiệu tăng 600.000 đồng/lượng.
Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.
Cục An toàn thông tin cho biết, hiện nay khoảng 42% doanh nghiệp vẫn chưa có kế hoạch ứng phó với các mối đe dọa về an ninh mạng.
Trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần này, chứng khoán Mỹ đã phục hồi sau hai phiên ảm đạm trước đó, khi số liệu lạm phát thấp hơn dự đoán và bình luận từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) làm dịu bớt lo ngại về quỹ đạo lãi suất của Mỹ.
Sau hai ngày lao dốc, ngày 21/12, giá vàng nhẫn, giá vàng SJC trong nước bật tăng trở lại.
Giá vàng thế giới hôm nay 21/12 tăng trở lại, do được nâng đỡ bởi xu hướng giảm của lợi suất trái phiếu kho bạc tại Mỹ và tỷ giá đồng USD, cũng như lạm phát tại Mỹ tăng chậm lại.
0