Doanh nghiệp gặp khó khăn về mặt bằng sản xuất

Nhiều vướng mắc về mặt bằng, pháp lý dự án, cấp phép xây dựng,...khiến các khu cụm công nghiệp tại Hà Nội không thể đi vào hoạt động dù hạ tầng đã hoàn thiện, gây lãng phí nguồn lực, tài nguyên đất đai.

Đất trống bỏ hoang, cỏ mọc um tùm. Tại cụm công nghiệp Đại Thắng, các hạng mục như hệ thống điện, đường nội bộ, hệ thống phòng cháy chữa cháy, cấp thoát nước đã được nghiệm thu, nếu không hoạt động thường xuyên sẽ nhanh chóng xuống cấp. Hàng trăm, nghìn tỷ đồng của các chủ đầu tư bỏ ra, song dự án vẫn chỉ nằm chờ, trong khi tiền lãi ngân hàng, tiền thuê đất vẫn phải trả.

Đất trống bỏ hoang, doanh nghiệp vẫn chưa thể khai thác gì dù đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng.

Bà Phạm Thuỳ Trang, Giám đốc CTCP Hanel Mirolin, Chủ đầu tư Cụm công nghiệp Đại Thắng, cho biết: “khó khăn trong giải phóng mặt bằng là một trong những vấn đề lớn nhất được nhiều doanh nghiệp đề cập trong buổi đối thoại với giữa thành phố Hà Nội với các doanh nghiệp đầu tư xây dựng khu cụm công nghiệp, diễn ra mới đây. Có doanh nghiệp chỉ vướng vài phần trăm diện tích chưa giải phóng xong mặt bằng mà tất cả phải dừng lại chờ đợi kéo theo nhiều hệ lụy”.

Chủ đầu tư cho biết đã 6 năm kể từ khi được cấp phép xây dựng, đến nay, doanh nghiệp vẫn chưa thể khai thác gì dù đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Những vướng mắc về chuyển đổi pháp lý, quyết định giao đất nộp tiền hằng năm,… khiến nhà xưởng chưa thể xây dựng.

Vướng vài phần trăm diện tích chưa giải phóng xong mặt bằng mà tất cả phải dừng lại chờ đợi
Dự án đầu tư cả trăm tỷ vẫn vướng mắc thủ tục chưa được tiếp tục triển khai

Chính quyền thành phố Hà Nội cam kết sẽ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, doanh nhân Thủ đô; tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; hỉ đạo các đơn vị liên quan tháo gỡ, thúc đẩy phát triển các khu cụm công nghiệp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Báo cáo doanh thu quý I/2024 tăng 16,2%, CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã chứng khoán: MWG) tiếp tục ghi nhận doanh thu tăng 17% trong tháng 4/2024.

Nhu cầu vốn trung, dài hạn của nền kinh tế Việt Nam ước khoảng từ 700.000 đến 1 triệu tỷ đồng/năm, song vẫn dựa chủ yếu vào tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ dư nợ cho thuê tài chính/GDP tại Việt Nam rất thấp, chưa đầy 0,4%. Vì vậy, kết hợp vay vốn và cho thuê tài chính, giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn và các thiết bị cần thiết cho việc sản xuất kinh doanh với lãi suất tốt hơn.

Hãng sản xuất ô tô Nissan của Nhật Bản cho biết lợi nhuận ròng của hãng trong tài khóa 2023-2024 tăng gần gấp đôi so với tài khóa trước đó, song dự báo sẽ giảm khoảng 10% trong tài khóa hiện tại.

VinFast Auto vừa công bố sẽ gia nhập thị trường ô tô điện Philippines từ cuối tháng 5/2024, khẳng định quyết tâm chinh phục thị trường Đông Nam Á và nỗ lực thúc đẩy giao thông điện hóa trên toàn cầu.

Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho thấy vụ Đông Xuân 2023-2024, Tập đoàn Lộc Trời nợ 245 tỷ đồng tiền mua lúa của hơn 900 nông dân huyện Phú Tân, Thoại Sơn, Châu Phú, Châu Thành và Tri Tôn.

Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã chính thức lên tiếng trước các phản ánh về thuế, phí tại sân bay làm tăng giá thành cơ cấu vé bay của các hãng hàng không hay không.