Doanh nghiệp không mặn mà với gói vay nhà ở xã hội
Mức lãi suất này chênh lệch không lớn với mức lãi suất thông thường khiến các doanh nghiệp không mặn mà với phân khúc này.
Theo ông Phạm Đức Ấn, đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội, Chủ tịch Agribank: “Nếu như lãi suất thương mại chúng tôi cho vay 7% đi nữa thì tính ra làm sao đủ chi trả. Hoặc nếu đủ chi trả thì lại không đủ điều kiện để vay. Ngay các thủ tục phê duyệt đối tượng là vô cùng rườm rà phức tạp, doanh nghiệp không mặn mà. Nhà ở xã hội họ được 10% lợi nhuận, là sau 2 năm không có cách nào họ sống được cả".
Ông Nguyễn Duy Thành, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý nhà toàn cầu, cho biết: “Doanh nghiệp tiếp cận gói 120.000 tỷ này chỉ được cam kết lãi vay trong thời gian cố định là 3 năm, mà chúng ta thấy rằng dự án không thể nào ba năm khi cần phải thực hiện thủ tục pháp lý và triển khai dự án. Và họ rất lo lắng rằng họ vay thì sau 3 năm đó lãi suất theo góc nhìn của doanh nghiệ là gần như thả nổi, tại vì đó là thỏa thuận, thì nó sẽ là ẩn số khi họ xây dựng phương án về lợi nhuận trong triển khai dự án nhà ở xã hội hiện nay”.
Cập nhật đến hết tháng 7/2024, tổng số tiền đã được các ngân hàng giải ngân là 1.344 tỷ đồng, bao gồm 1.295 tỷ đồng cho chủ đầu tư tại 12 dự án và 49 tỷ đồng cho người mua nhà tại 5 dự án vay. Tốc độ giải ngân của gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng hiện rất chậm.
Thực tế cho thấy, gói tín dụng này vẫn chưa thực sự hiệu quả, mức lãi suất cho vay kể cả sau khi hỗ trợ vẫn còn cao, chưa hấp dẫn đối với doanh nghiệp.
TS.Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế, cho biết: “Lãi suất hiện tại 7,5 - 8% vẫn là lãi suất rất cao. Và tôi nghĩ là để hỗ trợ thị trường BĐS có thể lãi suất phải kéo xuống 5% như trước kia. Chứ còn cái gói mà đang thiết kế như hiện nay thì không hiệu quả”.
Theo TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế: “Thực ra đối với việc đầu tư nhà ở xã hội này chúng ta cần phải thay đổi hàng loạt cơ chế, từ việc xem xét quy hoạch đầu tư rồi việc hồ sơ thủ tục giao đất, điều kiện khởi công và các điều kiện có liên quan, đến giá cả nhà ở, đối tượng được mua nhà. Rõ ràng đấy là một chuỗi mà chúng ta phải xem xét phù hợp. Khi nhà đầu tư họ có lợi nhuận thoả đáng thì lúc đó họ mới tích cực tham gia đầu tư nhà ở xã hội”.
Bốn Ngân hàng thương mại cổ phần là TPBank, VPBank, MB, Techcombank đã có văn bản đăng ký tham gia gói tín dụng cho nhà ở xã hội với số tiền đăng ký của mỗi ngân hàng là 5.000 tỷ đồng, nâng tổng số vốn tham gia chương trình này lên 140.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nhằm tạo sức hấp dẫn hơn cho chương trình, nhiều ý kiến cho rằng Chính phủ cần xem xét thành lập quỹ phát triển nhà ở xã hội với nguồn vốn ưu đãi, huy động từ nhiều nguồn lực khác nhau và vốn ngân sách đóng vai trò đầu mối. Như vậy mới có thể khuyến khích doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà ở xã hội, từ đó mang đến nhiều hơn cơ hội an cư cho người lao động thu nhập thấp.
UBND Thành phố vừa ban hành quyết định giao 19.727,5 m2 đất tại xã Hà Hồi cho UBND huyện Thường Tín thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất ở.
Bảng giá đất điều chỉnh vừa được UBND Thành phố ban hành có hiệu lực từ 20/12/2024 đến hết năm 2025, trong đó, giá đất ở có mức cao nhất là hơn 695,3 triệu đồng/m² với các thửa mặt đường tại loạt phố của quận Hoàn Kiếm. Mức này gấp gần 3,7 lần bảng giá cũ.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Ba Đình.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 71 về việc điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố được áp dụng từ nay đến hết năm 2025.
Sau những vụ cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thời gian qua, chính quyền nhiều địa phương đã yêu cầu người dân phá dỡ chuồng cọp, song sắt. Lối thoát nạn an toàn có vai trò như thế nào khi chẳng may xảy ra cháy nổ?
Trong phiên họp giải trình, Thường trực HĐND TP Hà Nội đề nghị UBND thành phố nghiên cứu các cơ chế, chính sách, quy định về đấu giá quyền sử dụng đất bãi bồi ven sông để làm bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng.
0