Doanh nghiệp lao đao vì áp lực tỷ giá

Dù Ngân hàng Nhà nước đã phát hành tín phiếu, bán ngoại tệ, tỷ giá vẫn tiếp đà tăng mạnh là áp lực lớn với các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có khoản nợ gốc ngoại tệ lớn.

Một trong các doanh nghiệp vay nợ ngoại tệ ở mức lớn là Tổng công ty Phát điện 3 - EVNGENCO3 (PGV). Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 cho thấy PGV có khoản vay 21.644 tỷ đồng bằng USD cho dự án nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 và một khoản vay khác trị giá 10.668 tỷ đồng cho Vĩnh Tân 2.

Tỷ giá từ đầu năm đến nay tăng khoảng 4,5%. PGV ghi nhận khoản lỗ ròng quý 1/2024 do chênh lệch tỷ giá gần 617 tỷ đồng.

Tổng công ty Hàng không quốc gia Vietnam Airlines cũng là doanh nghiệp vay USD lớn. Năm 2023, hãng lỗ ròng từ chênh lệch tỷ giá 902 tỷ đồng. Dư nợ vay tài chính USD của VNA ở mức hơn 6.000 tỷ đồng, chưa kể các khoản nợ thuê tài chính có gốc ngoại tệ gần 420 triệu USD.

Với các khoản nợ lớn như vậy, trước biến động tỷ giá tăng cao của năm 2024, lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết tỷ giá tăng 1% thì chi phí của Tổng công ty tăng thêm 300 tỷ đồng.

Vietnam Airlines là doanh nghiệp vay USD lớn có dư nợ vay tài chính USD ở mức hơn 6.000 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp nhập khẩu cũng gặp khó khăn trước áp lực tỷ giá. Chi phí tài chính tăng nhưng không thể điều chỉnh tăng giá bán, nhiều doanh nghiệp buộc phải giảm lợi nhuận để giữ chân khách hàng.

Tỷ giá giữa tiền Việt Nam đồng và tiền đô liên tục tăng. Đây gần như là một trong những trở ngại lớn nhất đối với những doanh nghiệp nhập khẩu như chúng tôi. Chúng tôi đang phải giảm lợi nhuận tới mức tối thiểu để bù lại vấn đề tăng tỷ giá.

Ông Hà Mạnh Hùng - Giám đốc Công ty TNHH Phát triển xây dựng và Thương mại ICC

Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra các giải pháp để điều chỉnh tỷ giá trước đà tăng mạnh, từ phát hành tín phiếu, sau đó là bán ngoại tệ. Đến thời điểm này, lượng ngoại tệ mà NHNN đã bán cho các ngân hàng thương mại vào khoảng 3 tỷ USD. Dù vậy, tỷ giá vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Công cụ tiếp theo rất có thể sẽ được NHNN kích hoạt.

Nhiều doanh nghiệp lao đao trước đà tăng tỷ giá.

Nếu tỷ giá căng thẳng thì chúng ta sẽ phải thực hiện thêm những biện pháp mạnh hơn nữa, sẽ phải bán nhiều dự trữ hơn nữa, thậm chí tính đến việc nâng lãi suất để giữ ổn định cho đồng Việt Nam đồng.

Ông Nguyễn Đức Hùng Linh - chuyên gia kinh tế

Tính từ đầu năm đến 15/5, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 138,59 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ 2023. Xuất khẩu tăng trưởng đồng nghĩa với nguồn cung ngoại tệ dồi dào, không còn thiếu hụt. Tuy nhiên, áp lực tỷ giá vẫn hiện hữu thời gian tới do tình trạng găm giữ ngoại tệ, và tác động của nền kinh tế thế giới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Vừa qua, Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) đã công bố kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm 2024. Đáng chú ý, doanh thu thuần của công ty đạt tới 19.546 tỷ đồng, tăng 36,9% so với cùng kỳ.

Vietnam Airlines đã xây dựng các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm, mục tiêu lớn vẫn là giảm lỗ còn lại, tiến tới cân đối được thu chi trong năm 2024.

Trong số 63 tỉnh thành phố, thì có 23 địa phương tín dụng tăng trưởng âm. chỉ có 11 địa phương có mức tăng trên 2%. Để mở rộng tín dụng, các ngân hàng đã đưa ra nhiều giải pháp.

Người tiêu dùng đang cắt giảm chi tiêu từ ngắn hạn sang dài hạn. 50% người tiêu dùng giảm bớt mua sắm món đồ sang trọng, 31% hoãn các chi phí lớn.

Công ty đặt mục tiêu mở 12.000 cửa hàng minibao, trong đó từ giờ tới cuối năm 2024 sẽ mở thêm 500 cơ sở.

Giá dịch vụ vận tải container trên thế giới tăng 12%, cùng với nguy cơ thiếu container rỗng khiến không ít doanh nghiệp xuất khẩu “trở tay không kịp”.