Doanh nghiệp ngành nước chủ động ứng phó biến đổi khí hậu

Việc tìm giải pháp phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững nhằm thích ứng và tăng khả năng chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế là việc làm cấp thiết của các doanh nghiệp ngành nước lúc này.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Cơ quan phát triển Quốc tế của Mỹ (USAID) đánh giá, Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng biến đổi khí hậu. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn, khô hạn và thiếu nước sinh hoạt. Do đó, việc chủ động lên phương án ứng phó từ sớm, ứng dụng công nghệ và sản xuất xanh là các giải pháp mà các doanh nghiệp ngành nước đang lựa chọn.

Ông Nguyễn Văn Đắng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) cho biết: "Năm 2023, Đồng bằng sông Cửu Long xảy ra hiện tượng biến đổi khí hậu làm cho nước biển dâng, ảnh hưởng đến việc cung cấp nước cho người dân đồng bằng. Đây là sự thách thức không chỉ cho Đồng bằng sông Cửu Long mà cho cả nước Việt Nam. Chúng tôi nhận thức rất sâu sắc vấn đề này và ngành nước TP.HCM có kế hoạch quy hoạch để chúng tôi ứng phó với biến đổi khí hậu và phục vụ người dân trong thời gian tới".

Tuy nhiên trên thực tế, ngành nước chưa có bộ Luật riêng để khuyến khích sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân và thu hút đầu tư quốc tế.

TS Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Cấp Thoát nước Việt Nam cho rằng: "Thoát nước là dịch vụ cấp thiết của xã hội, nó tác động đến việc phát triển của kinh tế xã hội của cả đất nước và của cả các việc đầu tư xây dựng. Nguồn nước ở Việt Nam không chỉ nằm ở Việt Nam mà còn có 80% là từ các nước khác chảy vào. Cho nên các vấn đề liên quan hệ quốc tế chúng ta cần phải được quan tâm để bảo đảm được cho cái nguồn nước cũng như là việc phát triển ngành cấp các nước".

Theo các chuyên gia, những thách thức về nguồn nước của Việt Nam là rất lớn và cấp bách, đòi hỏi phải có các giải pháp toàn diện, kết hợp giữa hoàn chỉnh thể chế chính sách với hoàn chỉnh tổ chức bộ máy, cùng với đó là đầu tư công nghệ xử lý nước thải. Bên cạnh đó, cần sớm có một Dự thảo Luật đầy đủ để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển và thu hút đầu tư.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Thị trường vàng chưa có dấu hiệu ngừng nóng khi giá vàng trong nước ngày 29/3 lại vượt ngưỡng 100 triệu đồng/lượng.

Thị trường vàng một lần nữa dậy sóng khi giá vàng thế giới và trong nước hôm nay (28/3) đồng loạt tăng vọt.

Doanh nghiệp quy mô vừa hiện nay chỉ chiếm 1,5% trong nền kinh tế, khiến Việt Nam vắng lực lượng kế cận cho lớp tập đoàn tư nhân lớn.

Giá vàng thế giới đã đạt đỉnh mới trong phiên giao dịch 27/3, khi các nhà đầu tư tìm đến tài sản trú ẩn an toàn này để đối phó với căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang và sự lao dốc của thị trường chứng khoán.

Nhiều doanh nghiệp muốn chuyển đổi xanh nhưng vẫn gặp khó khăn trong tiếp cận tín dụng.

VN-Index mở cửa phiên chiều không mấy tích cực, với diễn biến giằng co mạnh và bên bán có phần lấn lướt hơn, khiến chỉ số không thể phục hồi và đóng cửa trong sắc đỏ.