Doanh nghiệp Nhật Bản muốn phát triển lâu dài tại Việt Nam

Theo khảo sát của tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản Jetro, gần 70% doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn phát triển lâu dài tại Việt Nam.

Đã 6 năm liên tiếp, Việt Nam xếp hạng thứ hai trong số các quốc gia mà các doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng, sau Mỹ.

Jetro cho biết, mặc dù số lượng dự án cấp mới trong năm 2024 giảm so với năm trước, tuy nhiên giá trị đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam vẫn tăng trưởng ổn định.

Việt Nam xếp hạng thứ hai trong số các quốc gia mà các doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng, sau Mỹ

Ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Hà Nội chia sẻ: ''Có tới 66% doanh nghiệp Nhật Bản bày tỏ ý định mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Theo tôi thấy thì Việt Nam là một trong những điểm đến đầu tư cạnh tranh nhất tại Châu Á hiện nay, vì Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, ổn định chính trị và rất nhiều thành phố có tiềm năng phát triển kinh tế. Hà Nội là điểm đến hấp dẫn nhất với các doanh nghiệp Nhật Bản ở phía Bắc bởi cơ hội kinh doanh và sự tăng trưởng. Đây là hai yếu tố rất quan trọng.''

Ông Leo Nishimura, Giám đốc điều hành chiến lược Tập đoàn Becamex Tokyu cho biết: ''Mục tiêu của chúng tôi là gia tăng giá trị bền vững dựa trên các yếu tố chính là hạ tầng giao thông, giải trí và giáo dục đào tạo. Chúng tôi mong muốn tìm kiếm cơ hội hợp tác và đầu tư lâu dài tại Việt Nam trong lĩnh vực này.''

Tại lễ ra mắt bộ sưu tập thu đông 2024, hãng thời trang Nhật Bản Uniqlo cũng đã công bố những định hướng phát triển lâu dài tại Việt Nam. Sau gần 5 năm có mặt tại Việt Nam, Uniqlo hiện có tất cả 25 cửa hàng và tiếp tục có những kế hoạch mở rộng tại Việt Nam.

Việc tập trung vào quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, tuyển dụng lao động khuyết tật cũng đã khẳng định cam kết phát triển bền vững, đầu tư lâu dài tại Việt Nam.

Biến cửa hàng thời trang thành không gian sự kiện ra mắt các trang phục LifeWear mới, Bộ sưu tập thu/đông 2024 của Uniqlo với chủ đề “Timeless Tones”, phong cách vượt thời gian đã mang đến nhiều trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng.

Doanh nghiệp Nhật Bản cam kết phát triển bền vững, đầu tư lâu dài tại Việt Nam

Chị Nguyễn Diệp Chi, Phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội cho hay: ''Mình rất bất ngờ với phong cách trưng bày mới. Những bộ quần áo được set up trong không gian của những thành phố cổ kính của Châu Âu như Edinburgh (Scotland) và  Stockholm (Thuỵ Điển) khiến chúng ta như được đi du lịch. Nó thực sự là gợi ý cho mình trong mùa thu đông năm nay.''

Diễn viên Hồng Diễm cho biết: ''Diễm thích nhất chiếc áo chần bông vì nó nhẹ, mà vẫn ấm. Đặc biệt giặt nhanh khô, giặt tay một đêm là khô. Đi được dưới trời mưa nữa. Ngày càng nhiều thương hiệu thời trang quốc tế đã có mặt ở Việt Nam giúp người dân thoải mái mua sắm theo đúng mùa mốt.''

Không chỉ phát triển ngành bán lẻ. Các doanh nghiệp Nhật Bản sau khi đầu tư đã tạo ra nhiều công công ăn việc làm cho người lao động với mức thu nhập ổn định. Hiện Nhật Bản chiếm tới 60% tổng vốn đăng ký đầu tư vào Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Bộ Công Thương vừa yêu cầu bảo đảm cung - cầu hàng hoá, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng trong nước tiếp đà tăng mạnh, với giá vàng miếng vượt mốc 86 triệu đồng/lượng.

Hội Nông dân tỉnh Hà Giang vừa phối hợp với Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang, tại Trung tâm hỗ trợ nông dân Hà Nội vào sáng 21/11.

Tối 21/11, tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội (HPA) đã tổ chức khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024.

Hiện nay, việc thực hiện công khai ngân sách nhà nước là bắt buộc đối với các cấp ngân sách nhà nước (NSNN), đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) có sử dụng vốn NSNN.