Doanh nghiệp thay đổi tư duy để sản xuất xanh
Sản xuất, tiêu dùng bền vững giờ đây không chỉ là trách nhiệm theo quy định của pháp luật, là xu hướng, yêu cầu của thực tiễn mà còn là cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp tự nâng cao sức cạnh tranh của mình.
Tham gia triển lãm chương trình “Thúc đẩy sản xuất - Tiêu dùng bền vững 2024” của Bộ Công Thương, đại diện Công ty cổ phần Acecook Việt Nam chia sẻ doanh nghiệp đã chuyển đổi một phần năng lượng điện sản xuất sang điện mặt trời, khí biomass - thân thiện với môi trường, thay thế một số bao bì nhựa sang bao bì giấy để từng bước tiếp cận và chuyển đổi sang sản xuất xanh.
Theo một báo cáo gần đây, các sản phẩm xanh có doanh thu trung bình tăng 15%/năm.
Theo giới chuyên môn, đa số doanh nghiệp đều nhận thức được vai trò của sản xuất bền vững đối với sự tồn tại, nâng cao năng lực cạnh tranh và sự phát triển lâu bền của doanh nghiệp, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, lúng túng trong việc tìm kiếm, huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư sản xuất xanh, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo, mở rộng thị trường để tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, thân thiện với môi trường.
Ông Hồ Tùng Bách, Phó trưởng ban Bảo vệ người tiêu dùng - Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), cho hay: “Dán nhãn năng lượng chẳng hạn để cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, rồi áp dụng những nguồn năng lượng sạch trong quá trình sản xuất. Thì tổng thể những hoạt động và sự tham gia của doanh nghiệp như vậy sẽ tạo ra sự thay đổi chung cho môi trường tiêu dùng. Kéo theo là nhận thức, hành động của người tiêu dùng cũng được nâng lên đáng kể.
Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy sản xuất xanh yêu cầu nguồn lực rất lớn, đặc biệt giai đoạn đầu tư ban đầu. Trong một số trường hợp sẽ ảnh hưởng chi phí giá thành của sản xuất, dẫn đến giá bán sản phẩm xanh thường có xu hướng cao hơn".
Các chuyên gia khuyến cáo giá thành sản phẩm xanh vẫn còn cao so với mặt bằng thu nhập chung của người dân, trong khi đó các hành vi quảng cáo gian dối, lợi dụng thông tin sản phẩm xanh để bán giá cao ngày càng phổ biến, gây e ngại, tâm lý hoang mang đối với người tiêu dùng; thói quen và ý thức tuần hoàn tài nguyên chưa được hình thành nên quá trình hình thành phong trào người tiêu dùng thông thái còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến quá trình tiêu dùng bền vững.
Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.
Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.
Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.
Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".
Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.
0