Doanh nghiệp trẻ - phát triển gặp khó ở đâu?

2023 là năm rất khó khăn đối với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp trẻ. Trước hết là môi trường kinh doanh, phát triển dự án khó khăn, cầu chững lại, thậm chí đóng băng, thanh khoản kém... Do đó, vấn đề then chốt để tồn tại và phát triển lúc này vẫn là quản trị doanh nghiệp, làm thế nào để sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất là câu hỏi cần quan tâm lúc này.

Là một doanh nghiệp trẻ hoạt động lĩnh vực du lịch hơn 3 năm nay, đại diện Công ty TNHH du lịch lữ hành chuyến đi Việt Nam chia sẻ, tiếp cận vốn vẫn đang là một trong những khó khăn của các doanh nghiệp mới kinh doanh do khó đáp ứng được hết các  điều kiện vay vốn và chưa có kinh nghiệm nắm bắt thông tin.

Chia sẻ tại chương trình xúc tiến thương mại tại Tổng Công Ty May 10 mới đây, các diễn giả cũng cho biết, bên cạnh các yếu tố bị ảnh hưởng lạm phát toàn cầu cũng như các biến số liên quan đến địa chính trị, các doanh nghiệp trẻ hiện nay còn phải đối mặt với việc tái cấu trúc nguồn vốn, môi trường kinh doanh. Quan trọng hơn là năng lực quản lý của chính các doanh nghiệp.

Doanh nghiệp trẻ - phát triển gặp khó ở đâu?

Các doanh nghiệp của Hội Doanh nhân Trẻ Việt Nam đang tạo doanh thu hàng năm hơn 40 tỷ USD, đóng góp hơn 10% GDP của cả nước và tạo việc làm cho hơn 5 triệu lao động.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp quy mô còn nhỏ, tính ổn định chưa cao, trình độ quản lý, công nghệ, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn thấp so với yêu cầu của hội nhập kinh tế.

Trong thời gian tới, cần đa dạng hình thức kết nối, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại giúp doanh nghiệp trẻ đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ trong và ngoài nước; tích cực hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp góp phần xây dựng cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân ngày càng hùng mạnh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khoảng trống tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa (doanh nghiệp SME) ở Việt Nam ước tính khoảng 24 tỷ USD - gấp 2,11 lần mức cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện tại.

Thị trường sản phẩm Halal tại Trung Đông đầy tiềm năng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng nhiều doanh nghiệp chưa tận dụng cơ hội khai thác.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) khuyến cáo doanh nghiệp thường xuyên theo dõi thông tin, trao đổi với đối tác để nắm bắt thông tin sớm về khả năng bị điều tra phòng vệ thương mại mặt hàng xuất khẩu.

Sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử đã hỗ trợ tích cực cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của Việt Nam cũng như của châu Á, Vinamilk vừa được vinh danh tại hạng mục Green Leadership (Lãnh đạo xanh) theo Giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á.

Tổng giá trị sản xuất kinh doanh của 6 doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng ước đạt gần 30.000 tỷ đồng, bằng 94% so với cùng kỳ năm 2023 nhưng chỉ đạt 45% kế hoạch năm 2024.