Doanh nghiệp vẫn khó về thị trường tiêu thụ

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, kinh tế Việt Nam vẫn đang duy trì xu hướng phục hồi tích cực so với nhiều nền kinh tế lớn khác trên thế giới. Tuy nhiên, nhìn chung vẫn còn tồn tại nhiều điểm nghẽn.

Các con số về tăng trưởng GDP, về phát triển doanh nghiệp đều ở mức thấp trong lịch sử. Tháo gỡ những điểm nghẽn này là cần thiết để kinh tế Việt Nam đứng vững trước các bất ổn địa chính trị quốc tế và tạo đà cho sự phát triển trong năm 2024.

Sau thời gian giảm sâu, ba động lực tăng trưởng của nền kinh tế là Đầu tư, Tiêu dùng và Xuất khẩu có xu hướng phục hồi từ tháng 10, tiếp tục tăng ở tháng 11. Tuy nhiên dù có mức tăng quý sau cao hơn quý trước nhưng con số ghi nhận vẫn còn khiêm tốn.

Khu vực doanh nghiệp thể hiện sự sàng lọc của thị trường diễn ra mạnh mẽ. 11 tháng năm 2023, gần 159 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 20% so với cùng kỳ. Trong khi đó, số số doanh nghiệp thành lập mới chỉ tăng 3,5%. Doanh nghiệp vẫn khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường đầu ra và vốn sản xuất.

Doanh nghiệp vẫn khó về thị trường tiêu thụ

Doanh nghiệp đang cần nhiều hơn những biện pháp hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước, tuy nhiên bản thân doanh nghiệp cũng cần bám sát, nắm bắt cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do, sớm phá bỏ rào cản về kỹ thuật, tận dụng thời điểm cuối năm, sức mua có xu hướng tăng mạnh:

Những điểm tích cực trong bức tranh kinh tế chung khiến nhiều chuyên gia cho rằng thời điểm khó khăn nhất của kinh tế đã qua, nhất là khi bước vào năm 2024, các chính sách hỗ trợ đạt đủ thời gian để thẩm thấu cũng như đã và đang có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ được kéo dài.

Tuy nhiên, doanh nghiệp - bộ phận chính của kinh tế vẫn cần được quan tâm hơn nữa với những hỗ trợ ngoại lực và nỗ lực tự thân, qua đó mới có thể phát triển bền vững.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khoảng trống tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa (doanh nghiệp SME) ở Việt Nam ước tính khoảng 24 tỷ USD - gấp 2,11 lần mức cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện tại.

Thị trường sản phẩm Halal tại Trung Đông đầy tiềm năng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng nhiều doanh nghiệp chưa tận dụng cơ hội khai thác.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) khuyến cáo doanh nghiệp thường xuyên theo dõi thông tin, trao đổi với đối tác để nắm bắt thông tin sớm về khả năng bị điều tra phòng vệ thương mại mặt hàng xuất khẩu.

Sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử đã hỗ trợ tích cực cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của Việt Nam cũng như của châu Á, Vinamilk vừa được vinh danh tại hạng mục Green Leadership (Lãnh đạo xanh) theo Giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á.

Tổng giá trị sản xuất kinh doanh của 6 doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng ước đạt gần 30.000 tỷ đồng, bằng 94% so với cùng kỳ năm 2023 nhưng chỉ đạt 45% kế hoạch năm 2024.