Doanh nghiệp Việt chưa sẵn sàng với tín dụng xanh

Theo thống kê, đã có gần 621.000 tỷ đồng cho vay tại các dự án xanh đến cuối năm 2023. Tuy nhiên, tín dụng xanh vẫn chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn, khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế,… Theo đánh giá từ các tổ chức tín dụng và giới chuyên gia, một trong những nguyên nhân khiến việc cho vay nói trên gặp khó đến từ chính sự thiếu sẵn sàng của các doanh nghiệp.

Là một trong những ngân hàng quốc tế đặt tham vọng trở thành đơn vị cung ứng nguồn vốn xanh hàng đầu để phục vụ các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam với 12 tỷ USD giải ngân đến năm 2030, nhưng theo đại diện của HSBC, số doanh nghiệp Việt tiếp cận được nguồn vốn này là không nhiều. Lý do là đa số các công ty trong nước vẫn thiếu nhiều tiêu chí để tiếp cận.

Theo đại diện của HSBC, số doanh nghiệp Việt tiếp cận được nguồn vốn này là không nhiều.

Còn theo đại diện của UOB, các doanh nghiệp Việt muốn khởi nghiệp xanh thành công thì cần có sự tiếp cận toàn diện hơn hiện nay.

Để thiết lập một hệ sinh thái xanh thực sự phát triển mạnh ở Việt Nam, Việt Nam cần một cách tiếp cận toàn diện nhằm thúc đẩy sự đổi mới và cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp xanh, tăng cường quan hệ hợp tác công và tư để tăng trưởng kinh tế bền vững; đồng thời thúc đẩy giáo dục và đào tạo về tính bền vững và đổi mới.

Ông Lim Dyi Chang - Giám đốc  Cấp cao Khối Khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng UOB Việt Nam.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, bên cạnh các yếu tố khách quan, thì nhận thức của doanh nghiệp cũng chưa đầy đủ để tham gia vào chuyển đổi xanh. Chính sự thiếu sẵn sàng này cũng là một trong những nguyên do khiến họ chưa thấy được sự hấp dẫn của dòng vốn xanh.

Nhận thức của doanh nghiệp cũng chưa đầy đủ để tham gia vào chuyển đổi xanh.

Việt Nam luôn gặp khó trong việc phát triển các loại thị trường, và đặc biệt là thị trường tín dụng. Để làm được điều đó, Việt Nam cần đổi mới thay vì đi theo cách phát triển dò đường như trước kia, từ đó chúng ta mới có thể chuyển đổi, tăng trưởng xanh. 

Ông Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

Năng lượng tái tạo, giao thông thông minh, nông nghiệp thông minh, đô thị xanh là những dự án dễ hình dung nhất về kinh tế xanh tại Việt Nam.

Năng lượng tái tạo, giao thông thông minh, nông nghiệp thông minh, đô thị xanh là những dự án dễ hình dung nhất về kinh tế xanh tại Việt Nam. Sự chủ động của các doanh nghiệp là yếu tố đầu tiên trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng cần xây dựng các sản phẩm phục vụ nhu cầu từng khách hàng liên quan khoản vay xanh, vay phát triển bền vững và vay phát triển xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Xây dựng nhân lực bền vững sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc và chi phí tuyển dụng; gia tăng hiệu suất và sự hài lòng trong công việc. Do đó, đã đến lúc cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động xây dựng môi trường làm việc an toàn, lành mạnh và tôn trọng sự đa dạng.

Báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - SAB) mới đây cho thấy doanh thu đạt hơn 7.670 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với quý III năm trước.

Tại Báo cáo tài chính quý 3, doanh thu của Petrolimex giảm trong khi chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp vẫn tăng.

Lũy kế 9 tháng của năm 2024, sản lượng điện truyền tải Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã thực hiện đạt 186,2 tỷ kWh, tăng 11,5% so cùng kỳ và bằng 79,63% kế hoạch 2024. Đây là con số vừa được công bố tại Hội nghị người lao động Tổng công ty.

Rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh ấn tượng trong quý III/2024. Nổi bật trong số đó là Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư địa ốc NoVa (Novaland - mã chứng khoán: NVL) khi báo lãi kỷ lục gần 3.000 tỷ đồng.

Tính tới nay, trong hơn 600 doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính quý III/2024 thì có tới 120 doanh nghiệp thua lỗ. Điển hình là các doanh nghiệp ở nhóm ngành bất động sản.