Doanh nghiệp xoay xở khi giá điện tăng
Mỗi tháng, Công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh nhựa Hoàng Hà tiêu thụ hơn 700 triệu tiền điện. Nếu giá điện tăng 4,8%, dự kiến tháng này, tiền điện của doanh nghiệp vào khoảng 760 triệu. Để tiết giảm chi phí, họ quyết định dời một vài máy móc có năng suất lớn xuống ca tối, để tránh giờ cao điểm.
Ông Lê Vĩnh Cường, Phó Giám đốc sản xuất Công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh nhựa Hoàng Hà, cho biết: "Ngành nhựa, về cơ bản cái máy đùn là tiêu thụ điện năng lớn nhất thì chúng tôi đã điều chỉnh thời gian làm việc. Thay vì làm việc trong thời gian cao điểm thì chúng tôi điều chỉnh thời gian làm việc vào thời gian thấp điểm".
Còn tại Công ty Cổ phần Bao bì 247 Hà Nội, chi phí tiền điện mỗi tháng hơn 600 triệu đồng. Những chiếc máy in công suất lớn đã được cho dừng hoạt động vào khung giờ ban ngày.
Bà Nguyễn Thái Hà, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bao bì 247 Hà Nội, cho hay: "Trong khung giờ bình thường là khung giờ từ 12 giờ đến 15 giờ, hoặc 22 giờ đến 24 giờ là khung giờ cao điểm thì giá tiền điện tăng lên rất cao. Khi mà chúng tôi sử dụng khung giờ thấp điểm thì đương nhiên giá trị tiền điện phải thấp đi. Cơ quan chúng tôi đang thực hiện thành 3 ca từ 6 giờ đến 12 giờ, từ 2 giờ đến 14 giờ".
Tiền điện thường chiếm 10 - 20% trong cơ cấu giá vốn hàng bán của doanh nghiệp, tùy quy mô, lĩnh vực. Do vậy, trước áp lực tăng giá này, nhiều đơn vị đã tính toán thắt chặt các khoản đầu tư vào chi phí.
Nhìn nhận về mức tăng giá điện 4,8% vừa qua, giới chuyên môn cho rằng mức tăng này là chấp nhận được. Giá nhiên liệu đầu vào cho sản xuất điện đều tăng khiến cơ cấu nguồn điện bị biến động.
Ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, cho biết: "Việc tăng giá đấy là nằm trong quyết định, quy định của Luật Điện lực và nó thuộc thẩm quyền của EVN. Chúng ta xem là CPI năm nay tăng bao nhiêu, năm ngoái tăng bao nhiêu, thế mà tại sao CPI tăng, chúng ta đòi tăng lương, thì giá điện lại không tăng? Điện cũng là một doanh nghiệp".
Dệt may, sản xuất nhôm, gang, thép… là những ngành được xem là chịu ảnh hưởng rõ nhất khi điện tăng giá. Tuy vậy, theo tính toán, chi phí tác động chỉ chưa đến khoảng 5%. Do vậy, chủ động kế hoạch sản xuất, đồng thời tăng cường sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện được xem là phương án tối ưu cho các doanh nghiệp trước nỗi lo tăng giá điện.
Tại Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2024 và triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2025, đại diện lãnh đạo Công ty cổ phần PVI (PVI Holdings - Mã: PVI) cho biết, năm 2024, toàn hệ thống PVI đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm.
Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, mã CTG, sàn HoSE) vừa thông báo kế hoạch chào bán 40 triệu trái phiếu ra công chúng đợt 1, với tổng giá trị lên tới 4.000 tỷ đồng.
Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024, kết quả kinh doanh của ACV suy giảm trong quý IV song luỹ kế năm 2024, cả doanh thu và lợi nhuận đều cán mốc cao kỷ lục.
Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.
Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
0