Doanh nghiệp xuất nhập khẩu chủ động vượt khó khăn

Mặc dù thị trường tiêu thụ nói riêng và kinh tế nói chung đã có nhiều chuyển biến, nhiều doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt nhiều khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Biến động tỷ giá đang tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, thành phẩm.

Biến động của tỷ giá đang tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp.
Suốt từ năm 2022 đến nay, tỷ giá VND/USD liên tục tăng.

Theo tính toán, với giá USD khoảng 25.400 đồng hiện nay, đã tăng thêm hơn 1.000 đồng, tương đương 4,2% so với đầu năm, ảnh hưởng tới chi phí đầu vào, giá thành sản xuất của doanh nghiệp.

Suốt từ năm 2022 đến nay, tỷ giá VND/USD liên tục tăng. Đây gần như là trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp nhập khẩu như chúng tôi.

Ông Hà Mạnh Hùng - Giám đốc Công ty DCC - phân phối các sản phẩm máy công nghiệp.

Khác với nỗi lo về tỷ giá của các doanh nghiệp nhập khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu lại phải đối phó với những khó khăn trong vận tải, logistics. Với những biến động tại nhiều tuyến vận tải biển có lưu lượng hàng hóa lưu thông lớn, giá vận chuyển thời gian qua đã tăng mạnh.

Giá vận chuyển thời gian qua đã tăng mạnh.

Không chỉ lo về giá, doanh nghiệp còn gặp khó khi thời gian vận chuyển kéo dài, thiếu phương tiện vận chuyển đúng thời hạn giao cho khách hàng.

Giảm thiệt hại từ khó khăn khách quan, bên cạnh sự chủ động của doanh nghiệp, tại thời điểm này, các giải pháp hỗ trợ của các cơ quan chức năng là rất cần thiết, như giảm chi phí logistics, kho bãi, phí hạ tầng cảng biển.

Các giải pháp hỗ trợ của các cơ quan chức năng là rất cần thiết, như giảm chi phí logistics, kho bãi, phí hạ tầng cảng biển.

Chúng tôi đã chủ động những phương án đàm phán với các đối tác trong khu vực để có thể giãn thời gian giao nhận hàng. Mặt khác, các doanh nghiệp mua các bảo hiểm liên quan đến việc chậm trễ giao hàng cũng rất cần thiết.

Ông Trần Thanh Hải - Phó Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 15%, nhập khẩu tăng 15,4%.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Báo cáo doanh thu quý I/2024 tăng 16,2%, CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã chứng khoán: MWG) tiếp tục ghi nhận doanh thu tăng 17% trong tháng 4/2024.

Nhu cầu vốn trung, dài hạn của nền kinh tế Việt Nam ước khoảng từ 700.000 đến 1 triệu tỷ đồng/năm, song vẫn dựa chủ yếu vào tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ dư nợ cho thuê tài chính/GDP tại Việt Nam rất thấp, chưa đầy 0,4%. Vì vậy, kết hợp vay vốn và cho thuê tài chính, giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn và các thiết bị cần thiết cho việc sản xuất kinh doanh với lãi suất tốt hơn.

Hãng sản xuất ô tô Nissan của Nhật Bản cho biết lợi nhuận ròng của hãng trong tài khóa 2023-2024 tăng gần gấp đôi so với tài khóa trước đó, song dự báo sẽ giảm khoảng 10% trong tài khóa hiện tại.

VinFast Auto vừa công bố sẽ gia nhập thị trường ô tô điện Philippines từ cuối tháng 5/2024, khẳng định quyết tâm chinh phục thị trường Đông Nam Á và nỗ lực thúc đẩy giao thông điện hóa trên toàn cầu.

Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho thấy vụ Đông Xuân 2023-2024, Tập đoàn Lộc Trời nợ 245 tỷ đồng tiền mua lúa của hơn 900 nông dân huyện Phú Tân, Thoại Sơn, Châu Phú, Châu Thành và Tri Tôn.

Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã chính thức lên tiếng trước các phản ánh về thuế, phí tại sân bay làm tăng giá thành cơ cấu vé bay của các hãng hàng không hay không.