Doanh nghiệp xuất nhập khẩu thêm khó vì tỷ giá tăng cao

Từ đầu năm đến nay, giá USD bán ra tại các ngân hàng tăng gần 2%, còn thị trường tự do đã có lúc tăng tới gần 4%. Căng thẳng Biển Đỏ chưa hạ nhiệt, tỷ giá đồng USD tăng cao, khiến doanh nghiệp xuất nhập khẩu lao đao.

Theo ước tính, mức giá đồng USD quanh mốc 25.000 đồng/USD như hiện nay đang kéo theo chi phí đầu vào của các doanh nghiệp ngành hồ tiêu tăng thêm 5-7%, trong khi giá bán không tăng. Nếu buộc phải tăng giá thành phẩm, doanh nghiệp sẽ khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại.

Mức giá đồng USD quanh mốc 25.000 đồng/USD như hiện nay đang kéo theo chi phí đầu vào của các doanh nghiệp ngành hồ tiêu tăng thêm 5-7%.

Theo các chuyên gia, nếu tỷ giá tăng, doanh nghiệp được lợi chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), còn khối doanh nghiệp trong nước sẽ chịu thiệt nhiều hơn. Do đó, để hạn chế thiệt hại từ tỷ giá, doanh nghiệp nên đẩy mạnh tìm kiếm nguồn nguyên liệu từ nội địa để thay thế nhập khẩu, đẩy mạnh thanh toán trước hạn các khoản vay ngoại tệ để giảm bớt chi phí lãi vay.

Nếu tỷ giá tăng như thế thì hàng nhập khẩu vào sẽ khó khăn và giá hàng nhập khẩu tự nhiên cũng tăng lên, mà hàng xuất khẩu lại có lượng nhập khẩu nguyên - nhiên vật liệu, linh kiện, máy móc rất lớn. Chúng ta biết rằng trong hoạt động xuất khẩu hiện nay, các doanh nghiệp Việt đang là người nhập siêu, chỉ có doanh nghiệp FDI xuất siêu, vì thế nếu để tỷ giá quá rộng, các doanh nghiệp Việt sẽ chịu thiệt thòi nhất.

Ông Đinh Trọng Thịnh – Chuyên gia kinh tế.

Trong bối cảnh tỷ giá tăng nóng, các chuyên gia khuyến cáo doanh nghiệp nhập khẩu cần chú ý tới các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá, đồng thời cân nhắc kỹ lưỡng các điều khoản trong hợp đồng vay ngoại tệ. Có thể thỏa thuận điều kiện lãi suất thả nổi khi dự kiến FED có thể giảm lãi suất từ cuối năm 2024.

Để ứng phó với biến động của thị trường, doanh nghiệp cần gia tăng sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, tạo sự khác biệt cho sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, việc tối đa hóa nguồn lực nội địa, tìm kiếm đối tác thay thế trong nước, giảm dần sự phụ thuộc vào một thị trường nhập khẩu sẽ giúp giảm bớt chi phí, hạn chế rủi ro khi thị trường thế giới biến động

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Hàng không Vietjet (Vietjet Air – Mã: VJC) vừa phê duyệt phương hành 20.000 trái phiếu với mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu. Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là 2.000 tỷ đồng.

Theo báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu - GII 2024 công bố mới đây, Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng hai bậc so với năm 2023.

Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050".

Lũy kế thu ngân sách Nhà nước đến hết tháng 9 sẽ đạt gần 85% dự toán pháp lệnh của cả năm. Với tiến độ này, dự kiến ngành Tài chính sẽ hoàn thành chỉ tiêu thu năm 2024, đảm bảo nguồn lực phục vụ các nhiệm vụ chi đã được Quốc hội thông qua và chi đột xuất.

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội phối hợp với Công ty TNHH AEONMALL Việt Nam vừa tổ chức "Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2024"

Sự kiện kết nối kinh doanh du lịch MICE EXPO 2024 diễn ra đúng vào Ngày Du lịch Thế giới 27/9 tại Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình đã thể hiện xu thế phát triển mô hình MICE: Du lịch - Hội nghị - Hội thảo, triển lãm mà Việt Nam đang có thế mạnh và tập trung khai thác.