Độc đáo 100 tác phẩm gốm phù điêu 'Vũ điệu Bách Long'
100 tác phẩm độc bản, thể hiện linh vật Rồng bằng gốm phù điêu đã tạo ấn tượng sâu sắc với người xem và chinh phục hoàn toàn những người trong nghề.
Đặc biệt, khi chiêm ngưỡng tác phẩm Bách Long của nghệ nhân Phạm Văn Tuyên người xem sẽ nhận thấy được chất men cực kỳ đặc biệt, chưa từng xuất hiện, chưa từng có ở đâu, kể cả ở trong các làng nghề truyền thống.
Mỗi tác phẩm là một độc bản duy nhất
Nghệ nhân Nguyễn Huy Hoàng - Làng gốm Bát Tràng, Hà Nội bày tỏ sự ngưỡng mộ: “Tác phẩm sản xuất từ gốm sứ nung qua nhiệt độ rất cao nên thành hình được đã là rất khó, nhưng mà để sản phẩm ra được đẹp là cả một quá trình, một tâm huyết của người nghệ nhân. Tôi thấy ở đây trên dưới 100 tác phẩm, phải nói là tác phẩm nào cũng đẹp”.
Anh Đào Văn Cường - Làng gốm Bát Tràng, Hà Nội cho biết, đây hoàn toàn là tác phẩm nặn, đắp bằng tay. Còn màu sắc là do trình độ hiểu biết của nghệ nhân, am hiểu về màu men để có thể làm về màu sắc, làm ra tác phẩm rất tuyệt vời.
Mỗi tác phẩm được chế tác đều gửi gắm một câu chuyện riêng về Rồng. Đặc biệt, Rồng trong tư thế vận động được gắn với những hiện vật trong đời sống đã tạo sự mềm mại, uyển chuyển, trong từng tác phẩm. Sử dụng 8 bài men khác nhau để tạo màu sắc đã làm nên điểm nhấn đặc sắc cho bộ sưu tập “Vũ điệu Bách Long” này.
Ý nghĩa linh vật Rồng
Tác phẩm đầu tiên nghệ nhân Phạm Văn Tuyên thực hiện trong bộ sưu tập Đôi bình Hồ lô. Hình tượng Rồng trong vật phẩm Hồ Lô mang biểu trưng cho phúc lộc tròn đầy, tài phúc thăng tiến.
Nghệ nhân Ưu tú Phạm Văn Tuyên chia sẻ, vũ điệu là điệu múa. Rồng trong tinh thần vận động có ý nghĩa cải thiện đời sống của một năm mới, mang về những vận khí, sinh khí đến với nhân sinh và mang đến điềm lành cho một năm đầy mạnh mẽ vươn lên gặt hái những thành quả, thịnh vượng. Đó là thông điệp, là sứ mệnh của Bách Long.
Mỗi tác phẩm gốm phù điêu mang hình tượng Rồng của nghệ nhân Phạm Văn Tuyên là một sản phẩm độc bản, duy nhất. Sự xuất hiện của Bách Long đã tái hiện văn hóa truyền thống và khát vọng bình yên của con người trước sức mạnh thiên nhiên, gửi gắm niềm tin và hy vọng về những điều tốt đẹp khởi đầu cho một năm mới.
Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.
Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.
Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .
Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".
Cung Thanh niên Hà Nội vừa phối hợp nền tảng số mở YooLife tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành” và ra mắt dự án mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo.
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức triển lãm nghệ thuật với chủ đề “Những trang sử bằng hình sắc” tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm - Số 2 Lê Thái Tổ.
0