Độc đáo bộ sưu tập 1.000 tác phẩm rồng độc bản

Con rồng là hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hóa, tín ngưỡng của người Việt. Rồng được coi là biểu tượng linh thiêng, tượng trưng cho sức mạnh, quyền lực, may mắn, cũng là linh vật đứng đầu trong tứ linh Long, Lân, Quy, Phụng. Để chào đón năm Giáp Thìn 2024, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát (ở làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây) đã cho ra mắt bộ sưu tập 1.000 tác phẩm mang hình tượng rồng.

Những tác phẩm Rồng - linh vật biểu tượng của năm Giáp Thìn được làm từ gỗ mít, đá ong, gốm, tre - những chất liệu quen thuộc của xứ Đoài, kết hợp với nghệ thuật sơn mài thuần Việt. Những ngày giáp Tết, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát vẫn miệt mài sáng tạo để hoàn thiện bộ sưu tập 1.000 tác phẩm Rồng chào đón năm mới sắp đến. Bộ sưu tập có tên gọi “Con Rồng cháu Tiên” đã được nghệ nhân ấp ủ và thực hiện trong suốt hai năm. Mỗi tác phẩm mang hình tượng Rồng của nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát là một sản phẩm độc bản, duy nhất. Điểm nhấn trong bộ sưu tập 1.000 tạo tác rồng - tiên là chiếc ghế được dát 2.500 lá vàng. Ghế có hình con rồng với 5 móng vững chãi và mạnh mẽ, đuôi rồng như lá bồ đề, tư thế uốn lượn mang đậm ý nghĩa về văn hóa cội nguồn của người Việt Nam.

Làng cổ Đường Lâm vốn là mảnh đất du lịch nên Nguyễn Tấn Phát luôn mở cửa miễn phí cho mọi người tham quan, khám phá các tác phẩm. Đây cũng là cách giúp anh giới thiệu về nghề thủ công sơn mài và cũng như thêm một sản phẩm du lịch hấp dẫn cho địa phương. Từ khi hoàn thiện 500 tác phẩm, anh đã tổ chức trưng bày để du khách đến tham quan có thể trải nghiệm và xem cả quá trình nghệ nhân chế tác tác phẩm:

Tết Giáp Thìn sắp đến, ẩn chứa bên trong 1.000 tác phẩm nghệ thuật mang hình tượng linh vật rồng là thông điệp gửi gắm niềm tin và hy vọng về những điều tốt đẹp nhân dịp năm mới. Với nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát, đó cũng chính là cách để anh thể hiện sự tri ân và góp phần quảng bá du lịch Làng cổ Đường Lâm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.

Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.

Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .

Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".

Cung Thanh niên Hà Nội vừa phối hợp nền tảng số mở YooLife tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành” và ra mắt dự án mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo.

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức triển lãm nghệ thuật với chủ đề “Những trang sử bằng hình sắc” tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm - Số 2 Lê Thái Tổ.