Độc đáo chương trình nghệ thuật 'Di sản hội tụ'

Đến tour đêm Văn Miếu tối qua, ngày 18/11, khán giả có cơ hội trở về không gian văn hóa thời Nguyễn với các trò chơi cung đình, nghe nhã nhạc, thưởng thức các điệu múa chốn hoàng cung. Đó là chương trình nghệ thuật ý nghĩa mang tên 'Di sản hội tụ' do Trung tâm Hoạt động văn hóa giáo dục Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế phối hợp tổ chức nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11.

Tại chương trình “Di sản hội tụ”, khán giả đã được chứng kiến sự hội tụ của hai di sản: Văn Miếu – Quốc Tử Giám với trải nghiệm Tour đêm và di sản văn hóa cố đô Huế với các tiết mục nghệ thuật truyền thống. Sự hội tụ của hai đơn vị gìn giữ di sản một lần nữa khẳng định những nét tương đồng trong phát huy giá trị di sản hiện nay.

Mở màn chương trình là bộ phim 3D mapping  “Tinh Hoa Đạo Học” đã tạo lên một không gian nhà Thái Học lung linh, huyền ảo trong đêm. Đây là tác phẩm được lấy cảm hứng từ những giá trị di sản văn hóa tại khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám gắn liền với đạo học của dân tộc xuyên suốt qua nhiều thế kỷ.

Tiếp theo đó, khán giả được thưởng thức những tiết mục đặc sắc là di sản phi vật thể thế giới như: Đại nhạc Tam luân cửu chuyển, Múa cung đình Trình tường tập khánh, Lục cúng hoa đăng, Tiểu nhạc Phú lục địch… và các tác phẩm âm nhạc sáng tác mới trên chất liệu cung đình.

Bên cạnh các tiết mục đặc sắc, khán giả còn được tham gia trò cung đình độc đáo như: trò Xăm hường, trò Bài vụ, trò Đầu hồ, trò thả thơ và viết tặng Thư pháp… Các trò chơi này ban đầu từ cung đình triều Nguyễn, sau đó được truyền ra dân gian, trở thành thú vui tiêu khiển của người dân Huế xưa.

Chương trình nghệ thuật “Di sản hội tụ” cũng chính là cơ hội giao lưu, quảng bá văn hóa giữa các đơn vị bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam và khẳng định mục tiêu khai thác không gian di sản về đêm thành sản phẩm du lịch đặc trưng. Chương trình cũng đem đến cho du khách những trải nghiệm ấn tượng về văn hóa Huế trong không gian di sản Thăng Long ngàn năm văn hiến.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong những ngày này, đông đảo người dân, du khách và bạn bè quốc tế đã có mặt tại thành phố Điện Biên.

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.

Lịch sử Việt Nam có lượng thông tin lớn trong khi thời lượng giảng dạy trên trường, lớp khá ngắn, dẫn đến nhiều học sinh không hứng thú. Một số nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng Tiktok đã phát triển các video chia sẻ kiến thức lịch sử một cách thú vị.

Nghề sơn là một nghề cổ truyền của Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời. Từ thế kỷ XV - XVI, sơn mài đã đạt được những thành tựu nhất định trong kỹ thuật pha chế sơn, trong đó sơn ta là nguyên liệu chính để làm nên độ bền đẹp cho tác phẩm nghệ thuật, bên cạnh các loại nguyên vật liệu khác như cốt, phụ gia, màu sắc, nguyên liệu (vàng, bạc quỳ) mỗi công đoạn đòi hỏi kỹ thuật khác nhau, trong đó tạo vóc là một trong những bước đầu của tranh sơn mài.

Trước đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi ngày Điện Biên đón hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan. Tỉnh miền núi này là mảnh đất đa dạng văn hóa của 19 dân tộc khác nhau.