Độc đáo hội Gióng đền Phù Đổng
Tối 25/5 (mùng 7/4 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt đền Phù Đổng, UBND huyện Gia Lâm trang trọng tổ chức lễ khai mạc hội Gióng năm 2023 và đón nhận quyết định công nhận xã Phù Đổng đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Khu di tích thờ Thánh Gióng với 10 địa điểm liên quan, trong đó nổi bật là đền Phù Đổng (hay còn gọi là đền Thượng - nơi thờ phụng Đức Thánh Gióng Phù Đổng Thiên Vương). Đền Thượng với quy mô bề thế, gồm nhiều hạng mục kiến trúc hiện còn bảo lưu được những mảng chạm khắc mang đậm phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII - XVIII của kiến trúc đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ. Di tích đền Phù Đổng đã được xếp hạng Di tích cấp quốc gia đặc biệt vào năm 2013.
Cùng với các địa điểm tôn thờ Đức Thánh Mẫu và Đức Thánh Gióng, trải qua ngàn đời nay, tại Phù Đổng còn lưu dấu ấn về lễ hội diễn ra vào mùng 9/4 âm lịch hàng năm, đó là hội Gióng.
Hội Gióng đền Phù Đổng được các nhà nghiên cứu đánh giá là một trong những lễ hội kỳ thú nhất và cổ nhất. Đó cũng là hội được biết đến nhiều nhất, có tính đại chúng nhất, thu hút hàng vạn người đến tham dự.
Nét độc đáo của lễ hội Gióng là tính cộng đồng và do cộng đồng lưu giữ, thực hành từ ngàn đời nay. Hội Gióng với hội trận tiêu biểu, thu hút sự tham gia đông đảo cộng đồng dân cư, được trình diễn bằng hệ thống các biểu tượng mang đậm bản sắc văn hóa Việt, chứa đựng những sáng tạo, thể hiện khát vọng về một cuộc sống thịnh vượng cho mỗi gia đình, về một nền hòa bình cho quốc gia và thế giới.
Cùng với hội Gióng tại Sóc Sơn, hội Gióng đền Phù Đổng, huyện Gia Lâm đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2010.
TIN LIÊN QUAN


Tại Trung tâm Thông tin và triển lãm Hà Nội (93 Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm) đang diễn ra Triển lãm “100 đề xuất nhận diện thương hiệu truyền thống Hà Nội”. Sự kiện do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp tổ chức, nhằm thực hiện các sáng kiến, cam kết của Hà Nội khi tham gia Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO.
Nhân kỷ niệm ngày Đức Phật Đản sinh và Đại lễ Phật Đản 2567, Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam thuộc Phân viện nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội, phối hợp cùng chùa Đại Từ Ân đã tổ chức Triển lãm tượng Phật, Pháp bảo và hình ảnh của đức Phật sơ sinh với chủ đề “Mùa sen nở”.
Ngày nay, áo dài là trang phục được sử dụng nhiều trong các sự kiện, từ những nghi lễ trang trọng trong gia đình, công sở, xã hội, ngoại giao… cho đến biểu diễn nghệ thuật, các cuộc thi, lễ hội... Tuy chưa có văn bản chính thức nào quy định áo dài là quốc phục, nhưng lâu nay trong tâm thức người Việt và trong mắt bạn bè quốc tế thì áo dài là trang phục truyền thống đặc trưng, vừa là biểu tượng văn hóa, vừa tôn vinh vẻ đẹp thanh lịch, nền nã của phụ nữ Việt Nam. Chính vì vậy, bên cạnh việc tạo điểm nhấn cho bộ áo dài thì việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống cũng không kém phần quan trọng.
Tối 27/5, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Sơn Tây tổ chức khai mạc Năm Du lịch Sơn Tây - xứ Đoài 2023 và công bố Quyết định công nhận Điểm du lịch thôn Lòng Hồ, xã Kim Sơn. Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong; Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố Nguyễn Lan Hương và Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải dự.
Những ca khúc được viết ra trong giai đoạn trường kỳ kháng chiến của dân tộc đều xuất phát từ những câu chuyện cảm động. Giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, năm 1967, nhạc sĩ Huy Du cùng những cây bút nổi tiếng như: Xuân Sách, Đào Hồng Cẩm… tham gia chiến dịch đường 9 Khe Sanh. Nhóm văn nghệ sĩ được ở cùng một đơn vị bộ đội đóng quân ở khu rừng phía Tây tỉnh Quảng Trị. Từ sự chăm sóc ân cần của một nữ chiến sĩ nuôi quân chưa đến tuổi 20, nhạc sĩ Huy Du vô cùng cảm động.....Từ tâm trạng xúc cảm đó, trở ra Bắc, bài hát "Nổi lửa lên em" đã ra đời và đi cùng các chiến sỹ dọc đường đánh Mỹ.
0