Độc đáo hội thả diều nghìn năm tuổi làng Bá Dương Nội
Hội thi thả diều truyền thống làng Bá Dương Nội (xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội) được tổ chức vào ngày rằm tháng 3 âm lịch hàng năm, tại ngôi miếu thờ thần linh của làng.
Tham gia hội thi năm 2024 có 65 cánh diều từ 18 câu lạc bộ thả diều của 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Thái Bình và Bắc Giang. Sau khi làm lễ trình tại miếu của làng, các diều đủ tiêu chuẩn sẽ được các chủ diều thả lên cao để bắt đầu chấm điểm.
Anh Phạm Văn Hải (Đan Phượng, Hà Nội), một thành viên tham gia hội thi thả diều, cho biết, theo quan niệm của dân làng, diều lên càng cao thì làng sẽ càng được thuận buồm xuôi gió, mọi người bình an, cây trồng tốt tươi, sai lộc...
Diều đạt giải nhất là diều bay được cao, đứng cánh, tiếng sáo trong veo, vi vút. Để diều bay đứng cánh, không chao đảo, người cầm dây không chỉ cần sức khỏe, lực mạnh mà còn cần độ dẻo dai, nhanh nhạy lái diều theo gió.
Tham gia hội thả diều, ông Didier Dray, du khách Pháp thích thú bày tỏ: "tôi rất hào hứng khi được tham gia, hoà vào không khí náo nhiệt ở đây. Tôi thấy mọi người chuẩn bị rất công phu, các màn thi đấu rất kịch tính, các cánh diều rất đẹp. Tôi sẽ quay trở lại đây vào mùa lễ hội năm sau".
Ông Nguyễn Đình Tuyến, Trưởng ban trọng tài Hội thi diều truyền thống, cho biết: trên mỗi con diều có 3 chiếc sáo trúc biểu tượng cho 3 cung thăng trầm của nốt nhạc. Có tiếng trống, có tiếng chiêng, có tiếng tù và. Hội thi diều làng Bá Dương Nội gửi gắm khát vọng cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt của những nông dân vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, một nét văn hóa rất đặc trưng của nền văn minh lúa nước.
Cuối tháng 2 vừa qua, Hội diều Bá Dương Nội đã được Bộ VHTT&DL công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội thả diều hàng năm là dịp để địa phương vừa quảng bá những nét văn hóa đặc thù của vùng quê châu thổ sông Hồng, vừa khai thác thế mạnh về danh thắng, thu hút du khách, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Làng cổ Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, vẫn còn lưu giữ được những truyền thống và nét dấu xưa đặc trưng của người Hà Nội.
Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.
Triển lãm “Hình đồng đất Việt - Ký ức Đông Sơn” đang diễn ra tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội - 50 Đào Duy Từ, nhân kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.
Hồ Gươm không chỉ là một danh thắng nổi tiếng của Hà Nội, mà còn là di sản văn hóa, gắn liền với lịch sử ngàn năm văn hiến của mảnh đất Hà thành.
Tối 16/11, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ khánh thành và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đối với công trình tượng đài kỷ niệm "Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954".
Đình làng Mui tại xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội, là di tích lịch sử có từ lâu đời, thờ 4 vị thành hoàng - những anh hùng từng sát cánh cùng Hai Bà Trưng trong cuộc chiến chống quân xâm lược Hán.
0