Độc đáo - Làng nhạc cụ dân tộc Đào Xá

Đặt chân tới đầu làng Đào Xá, chúng tôi không chỉ ngửi thấy mùi hương của gỗ làm đàn mà còn nghe thấy âm thanh của tiếng đàn, tiếng nhị phát ra từ các hộ gia đình chế tác ra những chiếc đàn.

Ngôi làng Đào Xá nổi tiếng là nơi chế tác ra các loại nhạc cụ dân tộc có bề dày khoảng 200 năm tuổi. Đây cũng là một trong những làng nghề nổi tiếng còn giữ được nghề truyền thống tới ngày nay.

Anh Đào Ngọc Tuấn Anh, nghệ nhân làm đàn trong làng.

Vừa tới đầu làng Đào Xá, mùi hương của gỗ làm đàn toả thơm nhè nhẹ xen lẫn những âm thanh của tiếng đàn, tiếng nhị phát ra từ các hộ gia đình chế tác đàn. Nơi đây còn duy nhất ông Đào Soạn là người ở Việt Nam được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian cấp quốc gia trong lĩnh vực làng nghề truyền thống và danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú của thành phố Hà Nội. 

Với 40 năm gắn liền với những nhạc cụ, hơn ai hết ông là người hiểu rõ nhất về những thăng trầm của làng nghề. Theo lời ông Soạn, nghề làm nhạc cụ truyền thống của làng tính đến nay dễ cũng đã hơn 200 năm. Vào thời kỳ phát triển nhất làng có hơn 50 gia đình làm nghề. 

Đào Soạn là người ở Việt Nam được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian cấp quốc gia trong lĩnh vực làng nghề truyền thống. ( Ảnh Velang) 

 Nhưng trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, làng nghề không phát triển được vì đó là thời kỳ kinh tế khó khăn. Phải tới đầu những năm 90, nhờ chính sách đẩy mạnh khôi phục văn hóa truyền thống của Nhà nước, nghề làm đàn ở Đào Xá mới dần có những bước chuyển mình. Với những người thợ chế tác nhạc cụ ở Đào Xá, từ xưa đến nay để có thể theo nghề phải thạo hay ít nhất phải biết về nghề mộc, chưa kể phải có đôi tai và cặp mắt tinh tế. Những ai đã theo nghề này thì đều có thể làm được tất cả các loại đàn dân tộc một cách thuần thục.

Sản phẩm được tạo ra bởi đôi bàn tay vàng của các nghệ nhân làng Đào Xá.

Điều đặc biệt hơn cả là không một người làm nghề nào có kiến thức về âm nhạc nhưng nhạc cụ họ làm ra có âm thanh rất chính xác, ít khi bị khách hàng trả về. Nghề làm đàn đem lại cho các hộ gia đình mức thu nhập khá ổn định.

Anh Đào Ngọc Tuấn Anh, một trong những người sống bằng nghề làm đàn cho biết mỗi tháng gia đình anh xuất đi từ 50 đến 60 cây đàn đủ các loại, thu lãi khoảng 18 triệu đồng. Đối với những người dân trong làng, nghề làm đàn không chỉ là kế sinh nhai mà còn là một nét văn hóa truyền thống của cha ông.

Các sản phẩm không chỉ bán buôn cho các cửa hàng nhạc cụ ở nội thành mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.

Hiện nay, cả làng Đào Xá còn khoảng 6 hộ mở xưởng làm đàn. Nghề làm đàn đem lại cho các hộ gia đình mức thu nhập khá ổn định. Các sản phẩm không chỉ bán buôn cho các cửa hàng nhạc cụ ở nội thành, các hộ làm đàn còn nhận được đơn hàng đặt riêng của khách hàng để đem biếu tặng hay xuất khẩu ra nước ngoài.

Đối với những người dân trong làng, nghề làm đàn không chỉ là kế sinh nhai mà còn là một nét văn hóa truyền thống của cha ông. Tuy nhiên, trước sự phát triển của thị trường, với cơ chế mở cửa việc làm, việc truyền nghề đến các thế hệ trẻ không phải dễ. Vậy nên để khôi phục sự thịnh vượng của làng nghề làm đàn Đào Xá như xưa vẫn là một ước mơ mà muốn hiện thực hóa những người thợ sẽ cần rất nhiều nỗ lực.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 14/5, trong phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành cho ý kiến và thông qua Quyết định chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Qua thảo luận, các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao cần thiết, cấp bách phải trình Quốc hội thông qua.

Bộ trang phục của Đàm Vĩnh Hưng trong liveshow “Ngày em thắp sao trời” tối 4/5 tại TP HCM đã gây tranh cãi trong dư luận. Tới đây, liveshow này sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 18/5, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã yêu cầu đơn vị tổ chức và phía Đàm Vĩnh Hưng cam kết các vấn đề liên quan đến trang phục đảm bảo đúng quy định pháp luật.

Những ngày này, đến thăm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, người dân và du khách sẽ có dịp hiểu rõ hơn những giá trị của danh thắng nổi tiếng này dưới góc nhìn của các Nghệ sĩ nhiếp ảnh qua triển lãm “Còn mãi với thời gian”.

Tại thành phố Hải Phòng, Lễ hội Hoa phượng đỏ 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động ý nghĩa và đặc sắc.

Triển lãm mỹ thuật “Người Hà Nội & Qua miền Tây Bắc” là hoạt động văn hóa đầu tiên được tổ chức tại Tòa nhà di sản 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài, tòa biệt thự có kiến trúc Đông Dương vừa được thành phố trùng tu để trở thành trung tâm giao lưu văn hóa khu phố cũ của Hà Nội.

“Những ngày Văn học châu Âu”- một sự kiện thường niên do Hiệp hội các tổ chức về văn hóa châu Âu (EUNIC) tổ chức, đang diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM. Chương trình năm nay kéo dài đến ngày 19/5 và giới thiệu những tác phẩm nữ quyền và queer (đa dạng tính dục) của các nhà văn trẻ, gợi mở những hướng tiếp cận khác từ những tác phẩm kinh điển của văn chương châu Âu.