Độc đáo nghề dát vàng quỳ ở Kiêu Kỵ

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghề dát vàng quỳ luôn được người dân xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội gìn giữ và phát triển. Với bề dày truyền thống trên 400 năm, nghề dát vàng quỳ nơi đây đã nức tiếng gần xa.

Theo sử sách ghi lại, nghề dát vàng quỳ có từ 300 năm trước dưới thời Hậu Lê. Thủa ấy, có ông Nguyễn Quý Trị, người làng Kiêu Kỵ tài giỏi nên được cử đi xứ Phương Bắc. Khi sang đó, cụ đã học được nghề dát vàng bạc và sau khi đã thông thạo, cụ mang về truyền dạy cho dân làng Kiêu Kỵ.

Từ đó đến nay, dù trải qua nhiều thăng trầm, nghề dát vàng bạc vẫn được người dân trong làng gìn giữ từ đời này qua đời khác. Khi nhiều công trình văn hóa, di tích lịch sử được trùng tu, xây mới, nghề truyền thống ở Kiêu Kỵ cũng được khôi phục và phát triển hơn.

Dấu ấn của người thợ Kiêu Kỳ đã in khắp những công trình từ kiến trúc, đến những bức tượng Phật, hoành phi, câu đối dát vàng bạc lấp lánh trên khắp mọi miền đất nước. Bởi Kiêu Kỵ hiện là làng nghề duy nhất ở Việt Nam chuyên làm vàng quỳ và chỉ có những nghệ nhân nơi đây mới có thể làm được ra những sản phẩm như mong muốn.

Dấu ấn của người thợ Kiêu Kỳ đã in khắp những công trình từ kiến trúc, đến những bức tượng Phật, hoành phi, câu đối dát vàng bạc lấp lánh trên khắp mọi miền đất nước.

Các cụ cao niên trong làng kể lại, ở nhiều làng nghề truyền thống khác, các cụ tổ nghề không chỉ truyền dạy cho người dân trong một làng mà còn truyền nghề cho các làng lân cận. Thế nhưng riêng nghề làm quỳ vàng ở Kiêu Kỵ lại khác, bởi ông tổ Nguyễn Quý Trị chỉ truyền dạy cho người trong làng.

Ở làng Kiêu Kỵ hiện nay còn khoảng 20 hộ gia đình vẫn đang theo nghề, trong dó có gia đình của nghệ nhân Nguyễn Thiên Hùng. Xưởng của anh Hùng hiện có khoảng 10 nhân công, hàng ngày họ vẫn chăm chỉ, cần mẫn làm việc để cho ra những sản phẩm sơn son thếp vàng đẹp mắt.

Gần 40 năm tâm huyết và gắn bó với nghề, nghệ nhân Nguyễn Thiên Hùng đã trải qua một hành trình đầy khó khăn và vất vả, nhưng cũng rất đỗi tự hào. Sinh ra và lớn lên ở làng Kiêu Kỵ, một ngôi làng nổi tiếng với truyền thống dát quỳ vàng bạc hàng trăm năm, anh Hùng may mắn được thừa hưởng những giá trị và bí quyết quý báu từ nghề truyền thống của quê hương. Ngay từ nhỏ, anh đã được tiếp xúc và học hỏi từ các nghệ nhân lão làng, trau dồi kỹ năng và phát triển niềm đam mê với nghề dát quỳ vàng bạc.

Sản phẩm dát vàng quỳ được làm tỉ mỉ và tinh xảo.

Suốt gần 40 năm, anh Hùng không chỉ giữ vững được nghề truyền thống mà còn không ngừng sáng tạo và cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm. Anh đã phải đối mặt với nhiều thử thách, từ việc duy trì kỹ thuật truyền thống cho đến cạnh tranh với các sản phẩm hiện đại. Tuy nhiên, với tình yêu nghề và sự kiên định, anh đã vượt qua mọi khó khăn, đưa sản phẩm dát quỳ vàng bạc của mình đến với nhiều khách hàng trong và ngoài nước.

Sự thành công của nghệ nhân Nguyễn Thiên Hùng không chỉ là niềm tự hào cá nhân mà còn là minh chứng cho sức sống mãnh liệt của nghề truyền thống Việt Nam. Những sản phẩm của anh không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo mà còn là biểu tượng của sự kết nối giữa nhiều yếu tốt: quá khứ - hiện tại, truyền thống - hiện đại.

Để làm hoàn thành một sản phẩm được dát vàng, bạc quỳ thì phải trải qua rất nhiều công đoạn, mỗi công đoạn lại phải làm đi làm lại rất nhiều lần. Đặc biệt, các sản phẩm được làm thủ công 100% và không sử dụng một loại máy móc nào để hỗ trợ.

Quy trình sản xuất dát vàng, bạc trải qua ba khâu chính: làm quỳ mới, đập diệp và làm quỳ cũ. Sau khi hoàn tất ba cộng đoạn trên mới được thếp lên sản phẩm. Trong làm quỳ mới lại có khâu làm mực và làm giấy giống. Giấy để làm giấy giống được làm từ giấy gió và được người thợ cẩn thận lựa chọn, nhưng đa phần được lấy từ những làng nghề làm giấy truyền thống như Yên Thái mới đảm bảo độ dai và mang lại độ sáng bóng cho quỳ vàng.

Các sản phẩm được làm thủ công 100% và không sử dụng một loại máy móc nào để hỗ trợ.

Theo lối xưa, để dát được một lá vàng mỏng thếp lên các bức tượng, hoành phi, câu đối phải trải qua 40 công đoạn. Hiện nay, một số khâu được tối giản, nên chỉ còn 20 công đoạn. Theo các cụ cao niên ở làng Kiêu Kỵ, khâu làm giấy quỳ giống mang tính chất quyết định đến chất lượng sản phẩm. Đã có lúc các thợ làng suýt bỏ nghề vì không tìm ra loại giấy thay thế. Ở làng vẫn truyền miệng nhau câu: “Giấy giống là sự sống”.

Mỗi quỳ 500 lá, trên mỗi lá đặt một mảnh vàng nhỏ 1cm2, dùng vải dường bâu gói lại, đặt lên đe bằng đá, dùng loại búa chuyên dụng đập lên tập lá quỳ, sao cho mảnh vàng mỏng và tràn bằng lá quỳ.

Người thợ giỏi có thể đập một chỉ vàng dàn mỏng thành tấm lá vàng có diện tích hơn 1m2. Muốn có một quỳ vàng, người thợ phải đập khoảng một giờ liên tục, tương đương gần 3000 nhát búa cho một quỳ vàng. Còn ở giai đoạn cuối, khi gỡ vàng trả khách, người thợ phải làm việc trong phòng kín gió.

Nghề làm vàng quỳ rất tinh xảo, tỉ mỉ, đòi hỏi người thợ phải kiên trì cần mẫn lao động cùng những thao tác và kỹ thuật chuẩn. Hiện nay, với những thế hệ trẻ, để tìm được những người yêu nghề và muốn bảo tồn, phát huy nghề truyền thống không phải dễ. Tuy nhiên, nghề dát vàng Kiêu Kỵ vẫn có những bạn trẻ, những truyền nhân tương lai của nghề ngày ngày đam mê, cần mẫn học hỏi, nâng cao trình độ để gìn giữ, phát triển nghề cổ truyền.

Người thợ phải làm việc trong phòng kín gió.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Hiệp cũng là một trong nhưng bàn tay vàng của làng nghề Kiêu Kỵ. Nghệ nhân Nguyễn Văn Hiệp trông trẻ hơn rất nhiều so với tuổi thật. Anh đã bắt đầu theo đuổi nghề dát quỳ vàng bạc từ khi còn nhỏ, tiếp nối truyền thống gia đình đã có bốn đời làm nghề này, bao gồm cả con trai anh.

Gia đình anh Hiệp, qua nhiều thế hệ, đã gìn giữ và phát triển kỹ nghệ này, truyền lại những bí quyết và kinh nghiệm quý báu từ đời này sang đời khác. Anh Hiệp không chỉ là một nghệ nhân tài năng mà còn là người giữ lửa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của nghề truyền thống này trong bối cảnh hiện đại.

Những sản phẩm do anh tạo ra luôn được đánh giá cao về chất lượng và nghệ thuật, thể hiện sự đam mê và tâm huyết của người nghệ nhân dành cho nghề nghiệp của mình.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Hiệp còn thành công trong việc quảng bá và mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình. Đơn đặt hàng từ khắp cả nước và thậm chí xuất khẩu sang vài nước Đông Nam Á đã cho thấy sự công nhận và yêu thích dành cho sản phẩm của anh.

Trong thời đại 4.0, sản phẩm thủ công làm bằng tay lại càng được ưa chuộng vì tính độc đáo và giá trị nghệ thuật cao.

Xưởng của anh Hiệp có khoảng 10 người làm việc, chủ yếu là các thành viên trong gia đình. Điều này không chỉ đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn duy trì và phát triển nghề truyền thống qua từng thế hệ.

Trong thời đại 4.0, sản phẩm thủ công làm bằng tay lại càng được ưa chuộng vì tính độc đáo và giá trị nghệ thuật cao. Mặc dù việc áp dụng công nghệ số trong quá trình sản xuất chưa nhiều, anh Hiệp đã tận dụng công nghệ để bán hàng qua mạng, mở rộng phạm vi khách hàng và nâng cao doanh số.

Điều này minh chứng rằng sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại có thể mang lại hiệu quả cao, giúp nghề truyền thống như dát quỳ vàng bạc không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ trong thời đại ngày nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Xuất phát từ tình yêu với những họa tiết cổ truyền và ký ức về những chiếc áo bông thời thơ ấu, nhà thiết kế Trịnh Bích Thuỷ đã đem câu chuyện của mình vào các thiết kế áo bông mang âm hưởng đương đại.

Sáng 11/12, Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức buổi tọa đàm “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

Sinh ra và lớn lên ở làng rối nước truyền thống hơn 300 năm - làng Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, đắm chìm trong không gian nghệ thuật này khiến nghệ nhân Nguyễn Văn Phi có duyên với những con rối. Hiện ông là người chế tác rối nước thủ công duy nhất của phường múa rối nước này.

Gìn giữ các loại hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, cải lương, dân ca kịch... trong đời sống đương đại là trăn trở chung của những người làm nghề. Đáng mừng là giờ đây, các loại hình nghệ thuật truyền thống đã có lớp nghệ sĩ mới tài năng, kiên định với sứ mệnh gìn giữ tinh hoa dân tộc, trong đó có NSƯT Lộc Huyền, Trưởng đoàn nghệ thuật thể nghiệm - Nhà hát Tuồng Việt Nam.

Là một trong những nhà thiết kế theo đuổi con đường nhung, lụa thêu tay, nhà thiết kế Nguyễn Thơ Thơ đã dành nhiều tâm huyết để đưa chất liệu nhung, lụa Việt Nam lên một nấc thang mới. Hành trình ghi dấu phong cách riêng của mình trong làng thời trang Việt của cô gái trẻ là cả một sự nỗ lực để hồi sinh, đưa những sản phẩm nhung lụa thêu tay truyền thống đến gần với đời sống đương đại.

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, đã có những thời điểm làn điệu dân ca truyền thống của làng quê Xa Mạc (xã Liên Mạc, huyên Mê Linh) đứng trước nguy cơ biến mất. Trong bối cảnh đó, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Ngọc Lược đã dành rất nhiều công sức và tự bỏ kinh phí để sưu tầm, truyền bá và làm "sống" dậy làn điệu chèo Xa Mạc. Ông được người dân nơi đây yêu quý gọi với cái tên - ông Lược Chèo.