Độc đáo nghề làm Chuồn chuồn tre Thạch Xá

Làng nghề làm chuồn chuồn tre tại xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất (Hà Nội) là một làng nghề thủ công với nhiều giá trị. Các sản phẩm tại làng nghề chứa đựng trong đó sự khéo léo, tinh xảo, tỉ mỉ của bàn tay nghệ nhân làm nghề.

Để tạo nên được một lô chuồn chuồn tre, người nghệ nhân phải mất khá nhiều thời gian và công sức. Vốn yêu thích và gắn bó với nghề làm chuồn tre lâu năm, chú Nguyễn Văn Tái, xóm Tây Phương cho biết: “Các công đoạn làm chuồn chuồn tre là cào tinh tre, phơi khô, cắt chia từng bộ phận cánh, thân, mỏ, vót thân uốn mỏ cong, lắp ghép cánh vào thân và cuối cùng là sơn vẽ. Khó nhất là khâu chắp cánh vào thân làm sao để con chuồn chuồn đậu lên cây vững vàng, cân đối. Lực đối xứng phải chuẩn thì con chuồn chuồn mới đậu được, mới đạt được yêu cầu. Không chỉ làm chuồn chuồn không mà làng còn làm có cả con chim, bướm hoặc con công, con rùa".

Các công đoạn để tạo nên những chú chuồn chuồn bé xinh không hề đơn giản mà nó còn đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác trong từng chi tiết. Đầu tiên là sự chính xác trong khâu cắt gọt, lắp ráp, uốn mỏ rồi căn chỉnh làm sao để chuồn chuồn đậu được trên mọi địa hình.

Anh Nguyễn Văn Tái là người làm chuồn chuồn tre nổi tiếng trong vùng. ( Ảnh Baochinhphu)

Để chuồn chuồn thêm đẹp, hấp dẫn, những người thợ đã trang trí lên chuồn chuồn các hoa văn, họa tiết bắt mắt, những chú công hay chuồn chuồn to còn được đính lên mình những viên đá lấp lánh. Tùy thuộc vào yêu cầu phía đặt hàng mà nghệ nhân được thỏa sức sáng tạo để đưa tới khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất.

Thạch Thất là vùng đất cổ, có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời. Trên địa bàn huyện có khoảng 50 làng có nghề, trong đó có 10 làng nghề được cấp bằng công nhận “Làng nghề truyền thống”. Nhiều làng nghề truyền thống đã sản xuất ra những sản phẩm tạo nên “thương hiệu” của Thạch Thất – xứ Đoài như: Chè lam Thạch Xá; chè kho Đại Đồng; mộc Chàng Sơn, Hữu Bằng, Canh Nậu, Dị Nậu; mây tre giang đan Bình Phú; chuồn chuồn tre Thạch Xá; cơ kim khí Phùng Xá; điêu khắc đá ong ở Bình Yên…

Hình ảnh con chuồn được nghệ nhân hoàn chỉnh.

Làng nghề làm chuồn chuồn tre tại xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất là một làng nghề thủ công với nhiều giá trị. Các sản phẩm tại làng nghề chứa đựng trong đó sự khéo léo, tinh xảo, tỉ mỉ của bàn tay nghệ nhân làm nghề. Đến với làng nghề tre Thạch Xá du khách sẽ được đến thăm quan tìm hiểu về quy trình tạo ra những chú chuồn chuồn đầy màu sắc, tận hưởng không gian làng xã Việt Nam truyền thống; trở về hoài niệm với những nét bản sắc văn hóa xưa cũ đậm đà của người nông dân chất phác.

Chuồn chuồn tre là đồ chơi thú vị, hấp dẫn trẻ em, là món đồ trang trí đẹp mắt trong tổ ấm gia đình. Chuồn chuồn tre là món quà lưu niệm mộc mạc, đậm chất làng quê Việt Nam. Những người thợ lành nghề Thạch Xá khéo léo tạo ra những chú chuồn chuồn tre xinh xắn, dễ thương, đưa nét đẹp văn hóa của làng quê Việt Nam bay xa.

Đến nay, sản phẩm chuồn chuồn của làng Thạch Xá đã “bay” khắp cả nước từ Bắc vào Nam, thậm chí còn được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật…

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình "Vui tết Trung thu 2024" diễn ra từ ngày 6/9 đến ngày 15/9.

Festival thu Hà Nội lần thứ hai năm 2024 sẽ diễn ra tại không gian đi bộ Hồ Hoàn Kiếm và một số điểm đến du lịch của Hà Nội từ ngày 12 đến 15/9.

"Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" (16/7/1999-16/7/2024) dự kiến sẽ diễn ra vào sáng 6/10/2024.

Ngày hội "Truy tìm Vua Tiếng Việt" vừa được tổ chức trong chuỗi sự kiện "Yêu tiếng quê hương mình" đã quảng bá sâu rộng vẻ đẹp của tiếng Việt, đồng thời quyên góp xây dựng thư viện cho trẻ em vùng cao.

Phố cổ Hà Nội là một phức hợp di tích, di sản có giá trị lớn về văn hóa, lịch sử, kiến trúc của Thủ đô. Nhiều năm qua, các di tích di sản vô giá này đối mặt với nhiều thách thức lớn trong việc trùng tu, tôn tạo và bảo tồn.

Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang là một trong những điểm đến về du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Tuy nhiên, những năm qua việc cải tạo, sửa chữa các điểm du lịch ở đây chưa có tính liên kết, một số điểm du lịch đang có dấu hiệu quá tải… Trước thực trạng đó, huyện Đồng Văn đã xây dựng phương án cải tạo, chỉnh trang một cách đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.