Độc đáo nghệ thuật thêu thiếc ở Trung Quốc

Tại Công viên Văn hóa Dân tộc ở tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đang diễn ra các buổi trình diễn thời trang nhằm tôn vinh các di sản văn hóa phi vật thể; trong đó, những bộ trang phục sử dụng kỹ thuật thêu thiếc tinh xảo của các nghệ nhân dân tộc Miêu đặc biệt thu hút sự chú ý.

Kỹ thuật thêu thiếc của dân tộc Miêu đòi hỏi nhiều công đoạn rất phức tạp và công phu, bao gồm nhiều bước như kéo sợi, dệt, thêu, thêm họa tiết hoa, sửa họa tiết và phủ thiếc.

Cô Zhang Jing, Phó giáo sư thiết kế nghệ thuật, Đại học Dân tộc Quý Châu cho biết: “Trong thêu thiếc, một số loại vải tối màu sẽ được kết hợp làm nền cho những hoa văn thêu bằng sợi thiếc màu bạc, qua đó tạo nên sự tương phản. Đây là phong cách đặc trưng trong thêu truyền thống của dân tộc Miêu”.

Riêng công đoạn kéo sợi đã mất vài tháng, vì để tạo ra một tác phẩm thêu thiếc, cần hàng nghìn dải thiếc, mỗi dải được cắt tỉ mỉ thành những sợi chỉ mỏng vài milimet. Do đó, một sản phẩm thêu thiếc hoàn chỉnh có thể mất thời gian đến vài năm. Sản phẩm tạo ra vô cùng độc đáo và kỳ công.

Kỹ thuật thêu thiếc của dân tộc Miêu đòi hỏi nhiều công đoạn rất phức tạp và công phu
Kỹ thuật thêu thiếc của dân tộc Miêu đòi hỏi nhiều công đoạn rất phức tạp và công phu.

Anh Wu Guanglei, khán giả đến buổi trình diễn chia sẻ: “Thêu thiếc khác biệt so với các loại thêu khác. Nó tạo ra một hiệu ứng thị giác lấp lánh cho bộ trang phục trên sàn diễn”.

Cô Vương Hoành Thạch, 44 tuổi là một người gắn bó sâu sắc với kỹ thuật thêu thiếc từ khi còn nhỏ. Khi mới 7 tuổi, cô Vương Hoành Thạch đã bắt đầu học nghề thủ công phức tạp này từ gia đình. Với hơn 30 năm trong nghề, cô Vương Hoành Thạch không chỉ thành thạo kỹ thuật thêu thiếc mà còn trở thành một nghệ nhân thêu thiếc tiêu biểu cấp quốc gia.

Những bộ trang phục sử dụng kỹ thuật thêu thiếc tinh xảo của các nghệ nhân dân tộc Miêu đặc biệt thu hút sự chú ý.
Những bộ trang phục sử dụng kỹ thuật thêu thiếc tinh xảo của các nghệ nhân dân tộc Miêu đặc biệt thu hút sự chú ý của khán giả.

Hiện tại nghệ thuật thêu thiếc chỉ còn tồn tại tại huyện Kiến Hòa ở khu vực sinh sống của dân tộc Miêu và dân tộc Đồng. Nghệ thuật truyền thống này đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đầu tiên của Trung Quốc vào năm 2006.

Để đảm bảo rằng nghề thêu thiếc được kế thừa và gìn giữ, ba cơ sở đào tạo đã được thành lập tại huyện Kiến Hòa, tỉnh Quý Châu, với ít nhất 9 buổi đào tạo kỹ năng thêu thiếc được tổ chức mỗi năm. Hiện tại, hơn 600 người thợ thêu đã thành thạo kỹ năng này. Ngoài ra, giới chức Trung Quốc đang đẩy mạnh các hoạt động quảng bá nghề thêu thiếc để giúp người dân và du khách hiểu thêm về nghệ thuật thủ công này, qua đó góp phần bảo tồn di sản truyền thống của đất nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ có thể sẽ được quyết định bởi cử tri ở một số bang, thường được gọi là bang chiến trường hay bang dao động.

Thủ tướng Anh Keir Starmer thông báo sẽ tăng gấp đôi ngân sách dành cho Bộ Tư lệnh An ninh biên giới và coi các băng nhóm buôn người như tội phạm khủng bố, nhằm ngăn chặn nạn nhập cư trái phép qua eo biển Manche bằng thuyền nhỏ.

Ngày bầu cử tổng thống Mỹ (5/11) sắp đến và hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định.

Trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, người nhập cư tại Mỹ và những người di cư đang muốn vào Mỹ đều có những lo lắng riêng về kịch bản có thể xảy ra nếu ông Trump hay bà Harris đắc cử.

Iran tuyên bố sẽ huy động quân đội chính quy và sử dụng nhiều loại vũ khí, không chỉ giới hạn ở tên lửa và thiết bị bay không người lái, để tấn công trả đũa Israel. Trong khi đó, Mỹ đã gửi lời cảnh báo tới Iran, đồng thời tăng cường triển khai quân sự tại Trung Đông.

Ngày 4/11, Bộ Ngoại giao Israel cho biết nước này đã chính thức thông báo với Liên hợp quốc (LHQ) về việc chấm dứt quan hệ với Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của LHQ dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA).