Đôi bàn tay giữ lửa | Nghệ nhân Hà Nội | 20/04/2024

Đa Sỹ là làng rèn nổi tiếng và lâu đời. Ở đó, bàn tay tài hoa của những người thợ vẫn bền bỉ ngày đêm giữ lửa cho lò rèn. Nhưng những thay đổi của đời sống, khoa học kỹ thuật đã tác động đến làng.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Là hậu duệ của gia đình 5 đời làm nghề thêu long bào truyền thống, nghệ nhân Vũ Văn Giỏi là một trong những người tiên phong nghiên cứu phục dựng những cổ phục triều đình và ông cũng là một trong những người có kỹ thuật thêu tinh xảo nhất tại làng Đông Cứu hiện nay. Dưới bàn tay khéo léo, tài hoa của nghệ nhân, những bộ long bào được phục dựng giống tới 80% với nguyên bản.

Đằng sau những đôi giày da thủ công tinh xảo là hình ảnh những người thợ chỉn chu, tỉ mỉ. Nhiều khách hàng kỹ tính tìm đến nghệ nhân Nguyễn Thanh Nhàn (Phú Túc, Phú Xuyên, Hà Nội), với nhu cầu đặt làm những đôi giày thiết kế độc bản, đặc sắc, "may đo" riêng phù hợp đặc điểm của từng đôi chân.

Qua 34 năm gắn bó với nghề sơn son thếp vàng, nghệ nhân ưu tú Lê Bá Chung là một trong những người có công khôi phục và phát triển nghề làm vàng quỳ tại làng Kiêu Kỵ đem lại công ăn việc làm cho rất nhiều lao động tại địa phương.

Phạm Hồng Vinh là nghệ nhân đầu tiên sáng tạo ra nghệ thuật tranh điêu khắc kính tại Việt Nam, ông đã dành hơn 35 năm sáng tạo và chế tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Làng nghề Thụy Ứng, huyện Thường Tín, Hà Nội đã tồn tại hàng trăm năm, từ lâu nổi tiếng với các sản phẩm cao cấp được làm từ nguyên liệu sừng trâu, sừng bò như lược chải tóc, đồ trang sức, bát, đĩa,… Nghệ nhân Lê Thị Thuận là một trong những nghệ nhân chế tác các sản phẩm từ sừng nổi tiếng nơi đây.

Từ hàng trăm năm nay, làng Ngọc Than, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội đã nổi tiếng với nghề chạm khắc gỗ truyền thống. Các sản phẩm được tạo ra bởi đôi bàn tay khéo léo của những người thợ Ngọc Than đã có mặt trên khắp mọi miền đất nước.