Đổi mới hoạt động tuyên giáo đồng hành phát triển Thủ đô
Cách đây 75 năm, ngày 3/3/1949, Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TUHN tách Ban Tuyên huấn ra khỏi Ban Đảng vụ. Quyết nghị quan trọng này đã đánh dấu sự ra đời của Ban Tuyên huấn Thành ủy Hà Nội (nay là Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội). Từ đó đến nay, ngành Tuyên giáo Thủ đô luôn phát huy vai trò xung kích trên mặt trận chính trị - tư tưởng, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của thành phố.
Đổi mới, sáng tạo công tác tuyên giáo
Nhiệm vụ chủ yếu của các Ban Tuyên huấn Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây những năm 1949-1954 là tập trung tăng cường huấn luyện lập trường tư tưởng, chấn chỉnh lề lối làm việc của cán bộ, đảng viên; tham gia gây dựng cơ sở cách mạng. Đồng thời, tuyên truyền tin chiến thắng trên các chiến trường, khơi dậy và phát huy sức mạnh toàn dân tộc, góp phần quan trọng vào chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, giải phóng Thủ đô. Từ đó, ngày 3/3/1949 đi vào lịch sử, đánh dấu sự ra đời của cơ quan Tuyên huấn, nay là Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội.
Ngày 1/8/2008, thực hiện chủ trương mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội được sắp xếp, kiện toàn gồm 8 phòng chuyên môn và văn phòng Ban (trên cơ sở hợp nhất giữa hai cơ quan là Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tây và Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội). Trong bối cảnh những nhiệm vụ mới đặt ra, đội ngũ những người làm công tác tuyên giáo Thủ đô luôn nêu cao tinh thần đoàn kết - năng động - sáng tạo - tâm huyết - trách nhiệm trong quá trình triển khai các nhiệm vụ được giao với một xung lực mới và quyết tâm cao.
Để giữ ổn định tình hình, tư tưởng, nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân và đảm bảo môi trường an toàn cho các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của TP phát huy hiệu quả, trong suốt 75 năm qua, ngành Tuyên giáo Thủ đô đã tích cực đổi mới phương thức tuyên truyền, tham mưu, phối hợp. Đồng thời, tăng cường chuyển đổi số trong hoạt động tuyên giáo và từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Toàn ngành đã tổ chức nhiều đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Trong đó phải kể đến là Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ ba năm 2023 trên địa bàn Thành phố. Ngay sau khi tổ chức lễ phát động, nhiều đơn vị, địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức phát động cuộc thi bài bản, khoa học, triển khai công tác tập huấn về cuộc thi từ đó tạo được sức lan tỏa sâu rộng.
Góp phần tạo đồng thuận, thống nhất cao trong nhân dân
Song song với củng cố nền tảng tư tưởng của Đảng, Ngành Tuyên giáo Thủ đô đã tăng cường nắm bắt dư luận xã hội cũng như tổng hợp, phản ánh tình hình dư luận, tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân về những nội dung trọng tâm liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, triển khai thực hiện các dự án trọng điểm, các chính sách lớn của thành phố. Gần đây nhất là vấn đề thực hiện GPMB Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Theo đó, Ban Tuyên giáo các quận, huyện, thị ủy đã làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các ban, ngành liên quan của địa phương tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong triển khai dự án. Nhất là sự ủng hộ của các tập thể, cá nhân sử dụng đất nơi dự án đi qua khi tiến hành thu hồi đất, giải phóng mặt bằng phục vụ triển khai dự án.
Xác định công tác giải phóng mặt bằng phục vụ dự án là công việc khó khăn do khối lượng giải phóng mặt bằng rất lớn và thường nảy sinh những vấn đề xã hội phức tạp, Ban Tuyên giáo Thành ủy đã tổ chức Hội nghị giao ban, làm việc với Thường trực các quận, huyện, thị ủy có dự án đi qua địa bàn. Theo đó, Ban Tuyên giáo Thành ủy chỉ đạo Ban Tuyên giáo các quận, huyện, thị ủy thường xuyên nắm tình hình, kịp thời báo cáo về tư tưởng, tâm trạng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Nhất là với người dân có đất bị thu hồi, giải phóng mặt bằng để tham mưu, đề xuất phương án giải quyết các vấn đề liên quan công tác chính trị - tư tưởng; xử lý, giải quyết “điểm nóng”, các vấn đề phức tạp phát sinh trên địa bàn trong quá trình triển khai dự án. Nhờ đó, tư tưởng Nhân dân ổn định, không có tình huống phức tạp gây nóng dư luận xã hội.
Trong suốt 75 năm xây dựng và trưởng thành, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử từ thời chiến đến thời bình, đội ngũ những người làm tuyên giáo Thủ đô đã làm tốt công tác tư tưởng, tuyên giáo, đóng góp quan trọng vào thành công chung của thành phố và cả nước. Với bề dày thành tích của 75 năm nỗ lực phấn đấu và trưởng thành, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác của Đảng, Nhà nước, thành phố trao tặng.
Chuyển đổi số trong các hoạt động tuyên giáo
Những năm qua dù khối lượng công việc rất lớn, nhiều việc mới, nhiều việc khó xuất phát từ chỉ đạo của Trung ương và yêu cầu thực tế của thành phố, song Với phương châm “Công tác tuyên giáo đi trước mở đường - đi cùng thực hiện - đi sau tổng kết”, ngành Tuyên giáo Thủ đô đã đổi mới phương thức, tăng cường chuyển đổi số trong tham mưu, tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp. Điển hình như tham mưu cấp ủy chỉ đạo học tập, quán triệt nghị quyết và triển khai công tác thông tin tuyên truyền bằng các hình thức đa dạng như: Kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến khi xây dựng đề cương tuyên truyền phát trên hệ thống truyền thanh của địa phương; số hóa Bản tin nội bộ và tài liệu tại hội nghị (quét mã QR); xây dựng bản tin điện tử và trang bị Tủ sách Chi bộ điện tử.
Ngành Tuyên giáo Thủ đô cũng có nhiều đổi mới trong tham mưu cấp ủy chỉ đạo, định hướng, quản lý hoạt động báo chí, xuất bản bảo đảm đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhờ đó đã phát huy vai trò của báo chí, xuất bản trong công tác thông tin, tuyên truyền. Trong đó, tham mưu triển khai hai giải báo chí của thành phố và triển khai sơ tuyển các tác phẩm tham dự Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng đảm bảo chất lượng, tiến độ.
Phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới, hệ thống Tuyên giáo Thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh và làm tốt công tác quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, thành phố. Đồng thời, thường xuyên tiến hành đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện để góp phần đưa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, những định hướng của TP thực sự đi vào cuộc sống.
Bên cạnh đó, tham mưu tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền kết quả công tác xây dựng Đảng bộ, chính quyền và hệ thống chính trị của TP gắn với đẩy mạnh tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc theo tinh thần Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị TP Hà Nội”; Chỉ thị số 30-CT/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Chú trọng công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội, thường xuyên bám sát tình hình, kịp thời tham mưu, đề xuất các giải pháp và tham gia giải quyết khi có tình huống phát sinh… góp phần mang lại hiệu quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của thành phố.
Dẫu trước mắt còn nhiều thử thách, song với tinh thần chủ động, đoàn kết, trách nhiệm, sáng tạo, ngành Tuyên giáo Thủ đô sẽ tiếp tục gặt hái thêm nhiều thắng lợi mới, ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình, đóng góp nhiều hơn nữa vào công cuộc xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại./.
Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".
Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.
Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).
“Chân trần, chí thép” là hình ảnh biểu tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam đã trở nên nổi tiếng toàn thế giới. Trong buổi đầu lịch sử, đội quân “chân trần” - ý chỉ những khó khăn về vũ khí trang bị khi mới thành lập, nhưng nhờ ý chí như gang như thép, đã liên tiếp đánh bại quân đội của những cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.
Sau hai ngày với các hoạt động dành riêng cho khách chuyên ngành, ngày 21/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã mở cửa tự do cho người dân, du khách vào tham quan.
Trải qua 80 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, đối mặt với biết bao thử thách, nhất là trước những bước ngoặt của cách mạng, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tỏ rõ bản lĩnh của một đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; một lực lượng chính trị đặc biệt, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
0