Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc
Vụ hè thu năm nay, gia đình bà Lương Thị Phương, ở thôn Đồng Âm, xã Phú Mãn đã đưa giống lúa chất lượng cao vào sản xuất; còn gia đình ông Quách Phúc Vinh, một hộ chuyên nuôi bò thịt và bò sữa đã đưa nhiều giống bò cao sản vào chăn nuôi đã mang lại giá trị thu nhập cao. Nhiều hộ dân trên địa bàn xã Phú Mãn đã thực sự thay đổi tư duy, lối canh tác để phát triển kinh tế hiệu quả hơn.
Bà Lương Thị Phương trú tại hôn Đồng Âm, xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai cho biết: "Ngày xưa mình không tìm hiểu cơ cấu nên không biết, cứ thế mà cấy; nhưng mà bây giờ trước khi cấy là mình phải nghiên cứu xem phải cấy cái gì nhằm đạt năng suất cao, những giống nào mà năng suất cao thì mình cấy."
Ông Quách Phúc Vinh trí tại xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai chia sẻ "Đàn bò cỡ khoảng 6-7 tháng hộ gia đình bán khoảng 15 triệu. Tính chi phí khoảng 20 con bò đẻ thì một năm gia đình thu được khoảng 300 triệu bởi vì khi chăn bò không phải đầu tư nhiều, chỉ ăn cỏ với nước thôi."
Quốc Oai hiện có 22/53 thành phần dân tộc thiểu số với trên 7.200 người, chiếm 3,47% dân số toàn huyện, trong đó dân tộc Mường chiếm 93.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, huyện Quốc Oai được bố trí trên 400 tỷ đồng phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi, giáo dục văn hóa, y tế. Xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao, phát triển các sản phẩm OCOP, bảo tồn giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Ông Trần Hùng, Phó Trưởng Phòng Kinh Tế Huyện Quốc Oai cho biết: "Trên cơ sở những mô hình phát triển kinh tế tập trung hỗ trợ cho đồng bào thiểu số, trên cơ sở giao lưu hàng hóa để làm sao bà con tiếp cận được những công nghệ mới, chuyển từ những mô hình lúa kém hiệu quả sang mô hình có hiệu quả nhằm đảm bảo thu nhập cho bà con."
Từ sự quan tâm đầu tư của thành phố và huyện Quốc Oai, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc đã có những bước phát triển nhanh, bền vững. Thu nhập của người dân được nâng lên, đời sống nhân dân cơ bản được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc và rút ngắn dần khoảng cách phát triển giữa các vùng trên địa bàn huyện.
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 kéo dài 9 ngàynên nhiều nhà máy đã chủ động lên kế hoạch sản xuất từ rất sớm nhằm tạo điều kiện cho mọi công nhân, người lao động được nghỉ Tết thuận lợi.
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ngày 23/12 có thông báo sẽ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội gộp 2 tháng đầu năm 2025 trước Tết Nguyên đán.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 46/CT-TTg ngày 23/12/2024 về một số giải pháp cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ và các địa điểm tập trung đông người dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2025.
Hà Nội sẽ bắn pháo hoa ở 5 điểm nội và ngoại thành trong dịp Tết Dương lịch 2025. Để đảm bảo an ninh, an toàn cho người dân và du khách, Công an thành phố Hà Nội sẽ tăng cường lực lượng siết chặt hơn tại những khu vực bắn pháo hoa.
Ngày 23/12, Sở GTVT Hà Nội chỉ đạo đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy phục vụ Lễ hội Chùa Hương năm 2025.
Bão số 10 (bão Pabuk) sẽ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau đó đổi hướng Tây Tây Nam và hướng về khu vực các tỉnh từ Phú Yên đến Bà Rịa - Vũng Tàu.
0